THÔNG TIN ĐỊA LÝ KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI

2339

 

NHỮNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ KINH TẾ – XÃ HỘI

THẾ GIỚI

 

 

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.

 

Khái quát về một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á:

* Đài Loan: Tăng trưởng nhanh nhờ phát triển công nghiệp nhỏ và vừa. Các giai đoạn phát triển của Đài Loan có thể khái quát như sau:

+ Giai đoạn tiền cất cánh: vào thập niên 60 của thế kỷ XX, Đài Loan tiến hành công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, lắp ráp, sử dụng nhiều lao động với quy mô sản xuất nhỏ và vừa.

+ Giai đoạn cất cánh: vào thập niên 70, Đài Loan tiến hành xây dựng công nghiệp nặng, tập trung vào ngành hoá chất, luyện thép, hóa dầu, đóng tàu…

+ Giai đoạn trưởng thành: vào thập niên 80, Đài Loan chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; tăng đầu tư ra nước ngoài. Vào thập niên 90, Đài Loan tiếp tục vươn lên bằng những ngành sử dụng công nghệ mũi nhọn như viễn thông, thông tin, tự động hóa…

* Hàn Quốc: Từ năm 1.967 đến năm 1.981, Hàn Quốc thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu, từ năm 1.972 đến năm 1.976 đã có năng lực cạnh tranh mạnh về công nghiệp (đóng tàu, ô tô, hóa dầu, luyện thép) dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ. Một trong những nguyên nhân quan trọng để đạt được những thành tựu trên là Hàn Quốc đã nỗ lực đầu tư rất lớn, thậm chí chấp nhận vay nợ để đầu tư. Mặt khác, vai trò của xuất khẩu, của các tập đoàn công nghiệp-ngoại thương lớn cũng rất quan trọng cho quá trình đầu tư. Ngoài ra, chính phủ có một vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển của Hàn Quốc. Nhà nước hỗ trợ nhiều trong giai đoạn đầu, đặc biệt ở việc lập kế hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ cơ bản.

* Xingapo: Một trung tâm công nghệ cao, một khu tái xuất khổng lồ, một quốc gia xanh, sạch, đẹp vào bậc nhất thế giới và giàu có. Cơ cấu kinh tế của Xingapo chỉ có hai ngành chính: công nghiệp và dịch vụ. Thập niên 60 của thế kỷ XX, Xingapo đã tiếp nhận nhiều công nghệ cao trong các lĩnh vực luyện kim, hàng không, quang học, tự động hóa, điện tử hóa, hóa dầu. Trong dịch vụ, ngành tài chính rất phát triển (có 70 trong số 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đặt chi nhánh tại Xingapo). Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực được chú trọng phát triển mạnh ở Xingapo.

* Hồng Kông: đã thực hiện chiến lược công nghiệp hóa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, giá rẽ, chiếm lĩnh được thị trường thế giới). Hồng Kông thực hiện mức thu thuế thấp nhất thế giới. Trong cơ cấu kinh tế chỉ có hai ngành: công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện tái xuất khẩu mạnh.

 

MỘT SỐ THÀNH TỰU DO BỐN CÔNG NGHỆ TRỤ CỘT TẠO RA

 

Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới, kể cả những giống không có trong tự nhiên; tạo ra những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, hội tụ với công nghệ thông tin hình thành khoa học sinh-tin học nâng cao khả năng tìm kiếm các loại dược phẩm mới…

Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn…)

Công nghệ năng lượng: Phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thuỷ triều và năng lượng gió.

Công nghệ thông tin: Hướng vào nghiên cứu sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, công nghệ laze, cáp sợi quang, truyền thông đa phương tiện, siêu lộ cao tốc thông tin…, nâng cao năng lực của con người trong sáng tạo, truyền tải, xử lý và lưu giữ thông tin.

 

NỀN KINH TẾ TRI THỨC

 

Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá và sử dụng tri thức. Nếu trong kinh tế công nghiệp, việc tạo ra giá trị chủ yếu là dựa vào tối ưu hóa, tức là hoàn thiện cái đã có, thì trong nền kinh tế tri thức, việc tạo ra giá trị chủ yếu là phải đi tìm cái chưa biết cái có giá trị nhất, theo đó các đã biết sẽ mất dần giá trị.

Kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của các nền kinh tế sau giai đoạn kinh tế công nghiệp. Thế giới đã trải qua nền kinh tế săn bắn, hái lượm kéo dài hàng trăm nghìn năm, trải qua kinh tế nông nghiệp trong khoảng 10.000 năm. Vào thời gian đầu của nửa sau thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp đã xuất hiện lần đầu tiên ở Anh. Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, kinh tế thông tin bắt đầu xuất hiện ở Hoa Kỳ. Năm 1.990, khái niệm “kinh tế tri thức” lần đầu tiên được Liên Hiệp Quốc nêu ra. Nếu như các loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên làm chỗ dựa và phát triển sản xuất, thì kinh tế tri thức lấy công nghệ kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy kiến thức làm chỗ dựa chủ yếu.

Bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể sử dụng tài nguyên kiến thức của mình để trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thế giới.

Khu vực dịch vụ đòi hỏi nhiều kiến thức bao gồm: kế toán; kiến trúc; điều tra, thăm dò, các dịch vụ xây dựng khác; ngân hàng và tài chính; máy tính và các dịch vụ lên quan đến công nghệ thông tin; thiết kế; môi trường (quy chế, khử bỏ chất thải, giám sát); quản lý các phương tiện; bảo hiểm; tuyển mộ lao động và cung cấp nhân viên kỹ thuật; pháp luật; tư vấn quản lý; nghiên cứu thị trường; maketing và quảng cáo; thông tấn và báo chí; nghiên cứu và triển khai; bất động sản; viễn thông; thiết kế-chế tạo kỹ thuật; đào tạo và công nghệ.

 

SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA CÁC CUỘC

CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT.

 

+ Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ.

+ Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật diễn ra từ nửa sau của thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ. Cuộc cách mạng này đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện-cơ khí.

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)

 

1-/ Khái niệm và thước đo:

Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Việc lựa chọn chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Trước đây người ta thường dựa vào chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) hoặc tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) để phân chia thành các nhóm nước giàu nghèo.

Song thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khoẻ, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn nhưng lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khoẻ cho mọi thành viên. Chính vì vậy, Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development IndexHDI).

HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ. Đó là có sức khoẻ dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao. Chỉ số HDI đo thành tựu mỗi quốc gia trên 3 phương diện:

+ Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh.

+ Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (Tiểu học, THCS, THPT và Đại học, với trọng số 1/3). Cụ thể là:

G = 2 a + b

3

Trong đó: G : chỉ số phát triển giáo dục ; a : tỷ lệ người lớn biết chữ ( % ); b : tỷ lệ nhập học các cấp ( % )

+ Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP), tính bằng đôla Mỹ (USD).

· Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trong một thời nhất định, thường là một năm.

· Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hiệp Quốc đưa ra cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia. Tại mức giá PPP, một USD có sức mua đối với GDP trong nước bằng USD đó với USD.GDP.

Như vậy, chỉ tiêu GDP điều chỉnh theo PPP tính bằng USD phản ánh đúng hơn kết quả sản xuất hàng hóa và dịch vụ của từng quốc gia và được so sánh trên cùng một mặt bằng là sức mua tương đương.

Ví dụ: năm 2003, GDP của Việt Nam là 38,97 tỷ USD, nếu điều chỉnh theo PPP thì sẽ là 183,0 tỷ USD. Chênh lệch PPP/GDP là gần 5 lần.

· GDP và PPP bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốc gia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người.

THƯỚC ĐO

Cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh

Kiến thức

Mức sống dư dật

CHỈ TIÊU

Tuổi thọ bình quân từ lúc sinh

Tỷ lệ người lớn biết chữ

Tỷ lệ nhập học các cấp

GDP thực tế bình quân đầu người

(PPP USD)

         

 

Chỉ số tuổi thọ

( I 1 )

Chỉ số giáo dục

( I 2 )

Chỉ số GDP

( I 3 )

 

Chỉ số phát triển con người

( HDI)

Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

 

Giá trị thực Giá trị tối thiểu

Chỉ số thước đo thành phần = _____________________________

 

Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu

Các giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị quốc tế.

 

Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI

 

Chỉ tiêu

Max

Min

Tuổi thọ (năm)

85

25

Tỷ lệ người lớn biết chữ ( % )

100

0

Tỷ lệ nhập học các cấp ( % )

100

0

GDP thực tế/người (PPP.USD)

40.000

100

 

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau:

log (giá trị thực) log (giá trị tối thiểu)

I 3 = ___________________________________

 

Log (giá trị tối đa) log (giá trị tối thiểu)

 

Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau:

HDI = I 1 + I 2 + I 3

3

Trong đó: I 1 : chỉ số tuổi thọ; I 2 : chỉ số giáo dục ; I 3 : chỉ số thu nhập

Giá trị của chỉ số HDI sẽ ở trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000. Nước nào có HDI gần 1,000 chứng tỏ sự phát triển con người ở nước đó cao hơn. Trên cơ sở giá trị này, Cơ quan báo cáo con người của Liên Hiệp Quốc đã phân chia thành 3 nhóm như sau:

· Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499.

· Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799.

· Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000.

Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên.

2-/ Sự phân hóa HDI trên thế giới:

Từ năm 1990, HDI được xây dựng hàng năm để đánh giá các thành tựu trong phát triển con người qua ba chỉ số thành phần và để Liên Hiệp Quốc thực hiện xếp thứ hạng các nước. Nhìn chung, những số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thế giới từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay đã cho thấy những tiến bộ vượt bậc. Tuổi thọ trung bình tăng lên và đạt mức 67 tuổi cho toàn thế giới, tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người được cải thiện với mức tăng trung bình năm 1%. Giá trị HDI cũng thay đổi đáng kể.

 

Chỉ số phát triển con người (HDI) thời kỳ 1997 – 2001

 

Nhóm nước

1997

2001

HDI

Tuổi thọ

Tỷ lệ biết chữ

Tỷ lệ nhập học

Thu nhập

HDI

Tuổi thọ

Tỷ lệ biết chữ

Tỷ lệ nhập học

Thu nhập

TG

0,706

66,7

78,0

63,0

6.332

0,722

67

79,0

64,0

7.370

ĐPT

0,637

64,4

71,4

59,0

3.240

0,655

65

74,5

60,0

5.390

KPT

0,430

51,7

50,7

37,0

922

0,448

52

53,3

43,0

2.190

PT

0,919

77,7

98,7

92,0

23.741

0,929

78

99,0

93,0

26.650

Nguồn: Human Development Reports 1999, 2003.

 

Trong số 175 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2001, có:

+ 55 nước được xếp hạng HDI cao với giá trị từ 0,800 đến 0,944.

+ 86 nước (trong đó có Việt Nam) được xếp hạng HDI trung bình với giá trị từ 0,501 đến 0,798.

+ 34 nước được xếp hạng HDI thấp với giá trị từ 0,275 đến 0,499.

Có 19 nước đã bị tụt hạng trong phát triển con người kể từ năm 1990 do đại dịch HIV/AIDS hoặc do bị suy thoái, đình trệ kinh tế (chủ yếu là các quốc gia ở Nam Xahara, các nước Đông Âu và SNG).

Sự chênh lệch về giá trị HDI giữa các quốc gia và khu vực rất lớn. Giá trị HDI của Na Uy gấp 3,4 lần Xiêra Lêon. Chênh lệch HDI giữa các quốc gia trong phạm vi một khu vực cũng đáng kể. Ở khu vực Đông Nam Á, giá trị HDI cao nhất thuộc về Xingapo (0,884), còn thấp nhất là Lào (0,525). Trong thế giới Ả Rập, quốc gia có giá trị HDI cao nhất là Baranh (0,839), thấp nhất là Gibuti (0,462).

Có điều cần chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, vì vậy có những nước HDI như nhau song mức thu nhập lại không giống nhau.

 

Các nước có cùng giá trị HDI nhưng khác nhau về mức thu nhập

 

Nước

Giá trị HDI

GDP/người thực tế (PPP.USD)

Côóet

Croatia

0,820

0,818

21.530

8.930

Ả Rập Xê út

Thái Lan

0,769

0,768

13.290

6.230

CH Nam Phi

Inđônêsia

0,684

0,682

10.910

2.830

 

Có những nước thu nhập bình quân đầu người như nhau song lại có các giá trị HDI khác nhau.

Các nước có cùng mức thu nhập nhưng khác nhau về giá trị HDI

 

Nước

GDP/người theo PPP.USD

Tuổi thọ bình quân (năm)

Tỷ lệ người lớn biết chữ (%)

Giá trị HDI

Việt Nam

Gămbia

2.070

2.010

69

53

92,7

36,6

0,688

0,463

 

Trong số 175 nước thì 92 nước có thứ hạng HDI cao hơn GDP/người tính theo PPP. Điều này có nghĩa là những nước này đã làm tốt việc chuyển hóa thu nhập thành phát triển con người. Ngược lại vẫn còn nhiều nước có thứ hạng HDI thấp hơn thứ hạng GDP/người tính theo PPP.

Ở nước ta nhờ chính sách và sự quan tâm tới phát triển con người của Đảng và Nhà nước, các chỉ số phát triển con người có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là các chỉ số về mặt xã hội cao hơn chỉ số phát triển kinh tế.

 

Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001.

 

Chỉ số

1995

1999

2000

2001

Tuổi thọ

Tỷ lệ người lớn biết chữ

Tỷ lệ nhập học các cấp

GDP/người theo PPP

Chỉ số phát triển con người

Xếp hạng HDI

65,2

91,9

49,0

1.010

0,611

120

67,4

91,9

62,0

1.630

0,666

110

67,8

92,0

63,0

1.860

0,671

108

69,0

92,7

64,0

2.070

0,688

101

Nguồn: báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 và HDR 2003.

 

Như vậy, có thể thấy rằng HDI là một thước đo tổng hợp hơn so với thước đo thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập chỉ là một phương tiện để có được phát triển con người chứ không phải là mục đích. Nó cũng không phải là toàn bộ cuộc sống con người. Chỉ tiêu HDI đưa ra một bức tranh toàn diện về cuộc sống con người hơn là sự thu nhập.

 

Mười nước đứng đầu trong HDI năm 2001

 

Tên nước

HDI

Tuổi thọ trung bình

Tỷ lệ biết chữ người lớn

Tỷ lệ nhập học các cấp

Thu nhập bình quân PPP

1. Na Uy

0,944

79

100,0

98,0

29.340

2. Aixơlen

0,942

80

100,0

91,0

28.850

3. Thuỵ Điển

0,941

80

99,0

100,0

23.800

4. Ôxtrâylia

0.939

79

99,0

100,0

24.630

5. Hà Lan

0,938

78

99,0

99,0

27.390

6. Bỉ

0,937

78

99,0

100,0

26.150

7. Hoa Kỳ

0,937

78

99,0

94,0

34.280

8. Canađa

0,937

79

99,0

94,0

26.530

9. Nhật Bản

0,932

81

99,0

83,0

25.550

10. Thuỵ Sĩ

0,932

80

99,0

88,0

30.970

Nguồn: Human Development Reports 2003.

 

Mười nước đứng cuối trong HDI năm 2001

 

Tên nước

HDI

Tuổi thọ trung bình

Tỷ lệ biết chữ người lớn

Tỷ lệ nhập học các cấp

Thu nhập bình quân PPP

1. Xiera Lêon

0,275

37

36,0

51,0

460

2. Nigiê

0,292

46

16,5

17,0

880

3. Buốckina Fasô

0,330

44

24,8

22,0

1.120

4. Mali

0,337

41

26,4

29,0

770

5. Burunđi

0,337

42

49,2

31,0

680

6. Môdămbich

0,356

42

54,2

37,0

1.050

7. Êtiôpia

0,359

42

40,3

34,0

800

8. CH Trung Phi

0,363

43

48,2

24,0

1.300

9. CHDC Côngô

0,363

45

62,7

27,0

630

10. Ghinê Bisau

0,373

45

36,9

43,0

890

Nguồn: Human Development Reports 2003.

 

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ.

 

+ Về GDP:

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải làm ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.

Ở Việt Nam, GDP được tính theo giá hiện hành và giá so sánh. GDP theo giá thực tế được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. GDP theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất.

+ Về GNI:

Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income – GNI) trước năm 1998 gọi là Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product – GNP), là thước đo tổng hợp lớn nhất của thu nhập quốc dân, phản ánh toàn bộ tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra từ các yếu tố thuộc sỡ hữu của quốc gia trên lãnh thổ bên trong quốc gia hay ở nước ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Về nội dung GNI và GNP là như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP.

GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài (thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do lao động từ nước ngoài gởi về; thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước).

GNI chỉ rõ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.

+ Về GDP/người và GNI/người:

Là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và được tính bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm trong nước hay tổng thu nhập quốc gia và tổng dân số trung bình trong năm.

GDP/người và GNI/người có thể tính theo giá nội tệ hoặc theo ngoại tệ. Ngân hàng Thế giới đã dùng GDP, GNI và GDP/người, GNI/người tính theo USD để so sánh và phân loại các nền kinh tế trên thế giới, so sánh GDP và GNI của các quốc gia với nhau. GDP, GNI tính theo ngoại tệ, có 2 phương pháp tính chuyển:

– Phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế: lấy GDP và GNI theo nội tệ chia cho tỷ giá hối đoái chính thực bình quân hàng năm giữa nội tệ và ngoại tệ.

Thí dụ: năm 2005, theo số liệu của Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2005-2006 Việt Nam, GNI theo nội tệ VNĐ của nước ta là 824.452 tỷ đồng và GDP là 837.858 tỷ đồng. Tỷ giá hối đoái chính thức năm 2005 là 1 USD = 15.817 VNĐ. Như vậy GNI và GDP theo tỷ giá hối đoái thực tế sẽ là 52,1 USD và 53 tỷ USD. GNI/người và GDP/người tương ứng sẽ là 627 USD/người và 638 USD/người.

Phương pháp sức mua tương đương: GNI và GDP tính theo PPP (Purchasing Power Parity). Tại tỷ giá PPP, một đồng đô la quốc tế có sức mua trong GNI và GDP nội địa ngang với sức mua đồng đô la Mỹ trong GNI và GDP của Mỹ. Tỷ giá PPP cho phép so sánh chuẩn về mức giá thực tế giữa các nước. Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2005 tính theo USD là 53 tỷ, còn theo PPP là 265 tỷ USD. GDP/người theo USD là 638 USD, theo PPP là 3.190 USD/người.

 

GNI/người và GDP/người năm 2004 của thế giới,

các nhóm nước và một số quốc gia.

 

 

GNI

GDP

Tỷ USD

USD/người

Tỷ USD

USD/người

Toàn thế giới

-Thu nhập cao

-Thu nhập trung bình

-Thu nhập thấp

Các nước tiêu biểu

+ Hoa Kỳ

+ Nhật

+ Anh

+ Pháp

+ Trung Quốc

(không kể Hồng Kông)

+ Ấn Độ

+ LB Nga

Xingapo

+ Hàn Quốc

+ Thái Lan

+ Inđônêsia

+ Malaysia

+ Philippin

+ VIệt Nam

 

39842,5

32064

6594,2

1184,3

 

12154,0

4749,9

2016,4

1858,7

1676,8

 

674,6

487,3

105,0

673,0

158,7

248,0

117,1

96,9

45,1

6280

32040

2190

510

 

41400

37180

33940

30090

1290

 

620

3412

24220

13980

2540

1140

4650

1170

549

40898,0

32715,0

6930,0

1253,0

 

11667,5

4623,4

2141,0

2002,5

1649,3

 

691,8

582,4

106,8

679,6

163,5

257,6

117,7

86,4

45,2

6446

32689

2305

536

 

39753

36177

36044

33375

1272

 

641

4078

24837

14129

2620

1184

4671

1041

550

 

 

THÔNG TIN THÊM VỀ BÀI XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA,

KHU VỰC HÓA KINH TẾ

 

THỬ NHẬN ĐỊNH VỀ TOÀN CẦU HÓA

(Theo báo cáo của GS Tương Lai, đọc tại Hội thảo Mùa Hè ở Đại học New York, từ ngày 7 đến 11 tháng 7 năm 2000).

Tuy mới xuất hiện cách đây chừng hai thập niên, nhưng với sức lan toả rất mạnh mẽ, toàn cầu hóa đang trở thành một chủ đề được tranh cải ở khắp mọi nơi, với những ý tưởng đối nghịch nhau một cách quyết liệt.

Nhiều người trong giới trí thức châu Au chống toàn cầu hóa vì xem toàn cầu hóa cũng có nghĩa là “ Mỹ hoá” nhằm áp đặt lên toàn thế giới mô hình “xã hội thị trường” và văn hóa tiêu thụ đại chúng “nông cạn” của Mỹ, làm mờ nhạt và thui chột các nền văn hóa dân tộc lâu đời. Các nước đang phát triển thì chống lại những khía cạnh bất bình đẳng trong quan hệ mậu dịch thế giới (ví dụ như các nước Au, Mỹ thì bảo hộ và yểm trợ nông nghiệp cho nông dân nước mình nhưng lại đòi hỏi các nước đang phát triển phải mở cửa thị trường và tôn trọng bảo vệ sở hữu trí tuệ), chống lại tính đầu cơ và bất ổn định trong việc tự do hóa dòng chảy tư bản ngắn hạn. Ở các nước công nghiệp phát triển, phong trào chống toàn cầu hóa lại đi từ những đòi hỏi phải bảo hộ mậu dịch chống các nước đang phát triển (qua những đòi hỏi về tiêu chuẩn lao động và môi trường của các công đoàn và các tổ chức phi chính phủ) đến việc chống lại mọi nỗ lực cải cách trong nước vì nó đe dọa cắt giảm các phúc lợi xã hội mà hiện nay ngân sách quốc gia không còn đài thọ nổi vì công nợ quá lớn.

Ở Việt Nam, về đại thể có thể nêu lên hai xu hướng đối nghịch trong sự đánh giá về toàn cầu hóa:

Một là, toàn cầu hóa chẳng qua chỉ là hoặc ít nhất chủ yếu là hậu quả về chính sách của vài siêu cường, trước hết là Mỹ muốn bành trướng sức mạnh và ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới.

Hai là, toàn cầu hóa là xu thế khách quan không cưỡng lại được của thời đại, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới được thúc đẩy bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Dù dưới cách nhìn nhận nào thì toàn cầu hóa kinh tế là hiện tượng thực tế đang phát huy ảnh hưởng của nó, về chiều rộng cũng như về chiều sâu trên mọi châu lục, mọi quốc gia. Toàn cầu hóa là một hiện tượng “mở” đang vận động trên những chặng đường dài với bao diễn biến phức tạp và bất ngờ. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng thác của biến động đó.

Có thể nói, bản chất của toàn cầu hóa là một cuộc chơi, là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn mất, ai non kém, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được – mất” rất lớn nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết. Chỉ có một tình huống chắc chắn mất hết, đó là khi co mình lại, đóng cửa vào, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập. Nếu có điều này thì đó là chính sách tự sát. Đi ngược lại xu thế của thời đại, dẫu đó là một xu thế phức tạp chứa đựng cả mưu đồ đen tối của siêu cường này, cường quốc nọ… không bao giờ là dấu hiệu của sự sáng suốt.

Là xu thế của thời đại, cho dù là xu thế khách quan, song xét đến cùng thì toàn cầu hóa cũng là do con người tạo ra, là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố mà mỗi yếu tố cũng đều là sản phẩm của con người. Trong đó, có thể kể đến 3 yếu tố chính là: cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế thị trường hiện đại, chính sách có tính toán của Mỹ, của các cường quốc khác, của mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới.

Có một thực tế không tranh cải là nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa (cạnh tranh toàn cầu trong thị trường đầu vào, đầu ra và tài sản doanh nghiệp) đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.

Hiện nay thế giới có hơn 600.000 công ty xuyên quốc gia (so với 37.000 vào năm 1995), chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch buôn bán của thế giới. Trong đó, 500 công ty xuyên quốc gia khổng lồ đã giành khoảng một nửa thị trường thế giới với khoảng từ 80 đến 90% công nghệ cao.

Những thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa. Những thương vụ về ngoại tệ lớn gấp trăm lần giá trị tất cả các trao đổi trên thế giới về của cải và dịch vụ. “Nền kinh tế Internet” được hình thành do sự tiến bộ vượt bậc và sự hội tụ của các ngành công nghệ tính toán, viễn thông, số thức và Internet cùng việc áp dụng phổ biến các công nghệ này trong mọi hoạt động kinh tế xã hội mà thương mại điện tử đang là một ví dụ điển hình. Ở đây, thể hiện rõ nhất những áp lực thôi thúc các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng và vận dụng sáng tạo các thành tựu kì diệu của công nghệ Internet.

Cũng cần thấy rằng, toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại những nguồn vốn lớn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết cách khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm hoạ.

 

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA

Cơ hội:

+ Toàn cầu hóa cho phép các nước có cơ hội và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất.

+ Toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh nghiệm và kiến thức đến với các dân tộc ở nhiều nước, đến từng gia đình, đến từng người dân, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Toàn cầu hóa tạo khả năng phát triển, rút ngắn và mang lại nguồn lực quan trọng rất cần thiết cho các nước đang phát triển từ nguồn lực vật chất đến tri thức và kinh nghiệm, về chiến lược dài hạn, về tổ chức tiến hành ở cấp vĩ mô quốc gia đến cấp vi mô từng doanh nghiệp.

+ Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn.

+ Nhờ toàn cầu hóa phát triển, các nguồn nhân lực có điều kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo lợi thế so sánh.

+ Toàn cầu hóa mở ra khả năng phối hợp các nguồn lực giữa các quốc gia, dân tộc để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như dân số, môi trường, chiến tranh, hoà bình…

Thách thức:

+ Toàn cầu hóa đã phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích giữa khu vực, quốc gia trong mỗi quốc gia, từng nhóm dân cư. Do đó, toàn cầu hóa đã làm gia tăng thêm tình trạng bất công, phân hóa giàu nghèo.

+ Với việc hội nhập, kỹ thuật công nghệ hiện đại được du nhập tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động, đồng thời các dòng hàng hóa – dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nẩy sinh cạnh tranh gay gắt, nẩy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội.

+ Toàn cầu hóa đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm thêm hậu quả khốc hại về môi trường xã hội (mất đi bản sắc dân tộc đối với các lớp trẻ sính ngoại, vọng ngoại, Au hóa, Mỹ hóa trên chính quê hương mình).

+ Làm phổ biến làn tràn nhanh các dịch bệnh, phổ biến văn hóa ngoại lai, lối sống trái với thuần phong mỹ tục vốn có.

+ Các lực lượng, tổ chức phản động như maphia, khủng bố, những tổ chức tội phạm, các giáo phái có thể liên kết với nhau và xâm nhập vào các quốc gia. Do vậy các nhà nước cần nâng cao cảnh giác, phòng ngừa đối phó với các thế lực này.

+ Toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển trước những thách thức mà vượt qua thắng lợi, thì cái được là rất lớn, còn ứng phó thất bại thì cái mất cũng rất lớn.

Vì vậy mỗi quốc gia cần có chiến lược thông minh, điều chỉnh kịp thời để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và vượt qua thách thức.

 

THỜI CƠ CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA ĐẤT NƯỚC KHI GIA NHẬP WTO.

 

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO.

 

1. Thời cơ:

Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước khác trong WTO.

Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực.

Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện.

2.Những khó khăn, thách thức:

Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới.

Trình độ quản lý kinh tế nhìn chung còn thấp.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.

Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả.

 

THÔNG TIN THÊM VỀ BÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU.

 

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ DÂN SỐ THẾ GIỚI.

 

Phần lớn trẻ em trên thế giới sống ở các nước đang phát triển: trong 30 năm qua, số trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi đã tăng từ 1,4 tỷ lên 1,8 tỷ. Hiện có 88% trẻ em sống ở các nước đang phát triển. Do tỷ suất sinh hạ thấp và tuổi thọ bình quân được kéo dài, nên ở hầu hết các nước, tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân cả nước giảm xuống.

Số thanh, thiếu niên đạt mức cao nhất trong lịch sử: hiện nay, số thanh thiếu niên trên thế giới có độ tuổi từ 10 – 19 tuổi đã đạt 1,15 tỷ người và vẫn có xu thế tiếp tục tăng thêm. Dự đoán đến năm 2.020 sẽ lên tới 1,19 tỷ người, trong đó châu Phi có mức độ tăng mạnh nhất. Sẽ có gần 1 tỷ thanh, thiếu niên sinh sống ở các nước đang phát triển và chỉ có khoảng 14% (đến năm 2.020 chỉ còn khoảng 11%) thanh, thiếu niên sống ở các nước phát triển.

Dân số thế giới ngày càng già đi. Số người cao tuổi trên thế giới đang tăng nhanh. Năm 1.950, thế giới có khoảng 131 triệu người trên 65 tuổi. Năm 1.995, con số này tăng gần gấp 3, khoảng 371 triệu người.

Từ nay đến năm 2050, dân số thế giới tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển: đến năm 2050, các nước phát triển sẽ đóng góp thêm 3,68 tỷ người, trong khi đó dân số ở các nước phát triển có nhiều khả năng giảm đi gần 100 triệu người. 10 quốc gia chiếm phần lớn dân số thế giới năm 2025 sẽ là: An Độ, Trung Quốc, Pakixtan, Nigieria, Etiôpia, Indonesia, Hoa Kỳ, Bănglađet, Congo, Iran.

Hai quốc gia có số dân tăng nhanh trong thế kỷ này là Ni-giê-ri-a và Pa-ki-xtan. Năm 1.950, số dân của Ni-giê-ri-a chỉ có 33 triệu người, năm 1.995, đã tăng lên gấp 3 lần khoảng 112 triệu. Từ năm 1.995 đến năm 2.025, Liên Hiệp Quốc ứơc tính dân số Ni-giê-ri-a một lần nữa tăng lên gấp 3, có thể đạt 339 triệu người. Tương tự, Pa-ki-xtan, năm 1.950 chỉ có 40 triệu người, năm 1.995 lên đến 136 triệu người và đến năm 2.025 có thể tới 357 triệu người.

Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ở Cairô năm 1.994 (có 180 nước tham gia). Chướng trình hành động Cairô cho 20 năm với các nguyên tắc khẳng định: con người là trung tâm của những mối quan tâm đối với phát triển bền vững, vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất cho mọi dân tộc. Quyền phát triển được thực hiện để đáp ứng nhu cầu về môi trường và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để đạt được phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các nước cần giảm bớt và loại trừ những hình mẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững, đồng thời tăng cường các chính sách thích hợp, kể cả các chính sách liên quan đến dân số.

Theo những nguyên tắc này, tiến tới công bằng giới và bình đẳng, nâng cao quyền năng của phụ nữ, loại bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, đảm bảo cho phụ nữ có khả năng kiểm soát vấn đề sinh đẻ của mình là hòn đá tảng của các chương trình dân số và phát triển. Các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng, trong đó có kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe tình dục dựa trên cơ sở bình đẳng nam nữ. Các nguyên tắc cũng khẳng định lại quyền của các cặp vợ chồng và cá nhân được quyết định tự do, có trách nhiệm đối với số con và khoảng cách giữa các lần sinh, đồng thời có thông tin, giáo dục và phương tiện để thực hiện điều này. Các nguyên tắc cũng nhấn mạnh rằng, gia đình là đơn vị căn bản của xã hội và cần được củng cố. Nó cũng thừa nhận các hình thức gia đình khác nhau tuỳ theo các nền văn hóa, hệ thống chính trị và xã hội.

Nội dung chương trình cũng đề cập tới những vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực dân số và phát triển như: công bằng giới và quyền bình đẳng, quyền năng của phụ nữ, sự lồng ghép vấn đề dân số vào các chính sách, chương trình phát triển, như xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trẻ em, quyền của người di dân và những nhu cầu về dân số và phát triển của dân địa phương..

 

MỘT SỐ HẬU QUẢ DO CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Hậu quả do hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ toàn cầu gia tăng):

Băng tan ở hai cực và một số đỉnh núi cao sẽ diễn ra, mực nước biển sẽ tăng làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ sẽ bị ngập dưới biển.

Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, ẩm, khô… diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư… (mùa hè 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40ºC ở Pháp và một số nước châu Au; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, An Độ…).

Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Anh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể và các bệnh về mắt.

Anh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

Anh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh: hầu hết các thực vật phù da, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20 m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.

Hậu quả của mưa axít:

Mưa axít gây tác hại đối với cây trồng, vật nuôi. Chất nhiễm bẩn trong khí quyển có tính axít sẽ gây nguy hại trực tiếp cho các loài thực vật trên cạn như phá hủy tế bào mô, lá, chồi và quả. Lá cây sẽ bị úa, cành khô và teo lại do chồi bị ức chế sinh trưởng, giảm khả năng sinh sản, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh…

Mưa axít ăn mòn các công trình kiến trúc: ăn mòn vật liệu xây dựng như sắt, thép, bê tông, các linh kiện điện tử…

Mưa axít khi hòa tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của sinh vật thuỷ sinh. Dưới ngưỡng của độ chua với pH = 4,5, các sinh vật sống trong nước hầu như bị tiêu diệt.

Mưa axít làm axít hóa đất, làm rửa trôi và nghèo dinh dưỡng của đất; vi sinh vật trong đất giảm khả năng hoạt động, chất hữu cơ phân hủy chậm, khả năng tạo keo đất kém dần khiến cho đất ngày càng chặt và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng.

Mưa axít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người: các chất nhiễm bẩn có tính axít trong khí quyển như lưu huỳnh điôxít (S02), nitơ ôxit (NO) khi vào phổi sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp do chúng phá huỷ các mô và các tế bào nang gây viêm cuống phổi, tạo ra bệnh mãn tính, hen suyễn, có thể dẫn đến ung thư.

 

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi con người có liên quan mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lý tưởng cho con người.

Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo.

Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc lạc hậu sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực sông của các nước đang phát triển phải gánh cịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G7 sử dụng chất feron với tốc độ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU.

 

Vấn đề

môi trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu toàn cầu

-Trái đất nóng lên.

 

-Mưa axit

-Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển-> hiệu ứng nhà kính.

-Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành CN sử dụng than đốt.

-Băng tan

-Mực nước biển tăng -> ngập một số vùng đất thấp.

-Anh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất.

-Cắt giảm CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt.

Suy giảm tầng

ô dôn

-Tầng Ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.

Hoạt động CN và sinh sinh hoạt -> một lượng khí thải lớn trong khí quyển

Anh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thuỷ sinh

Cắt giảm lượng CFC2 trong sản xuất và sinh hoạt.

Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

-Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.

-Ô nhiễm biển

-Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

-Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ.

-Thiếu nguồn nước sạch.

-Anh hưởng đến sức khỏe.

-Anh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh.

-Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải.

-Đảm bảo an toàn hàng hải.

Suy giảm đa dạng sinh học

Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Khai thác thiên nhiên quá mức.

Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu..

Mất cân bằng sinh thái

Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.

 

MỘT SỐ VỤ KHỦNG BỐ TRÊN THẾ GIỚI.

 

Vụ khủng bố ngày 11/9/2.001 ở Mỹ, máy bay do các phần tử khủng bố lái lao vào làm sập toà tháp đôi tại NewYork làm gần 3.000 người chết.

Vụ đánh bom ở đảo Bali (Indonesia), năm 2.002.

Vụ đánh bom đồng loạt tại 4 ga xe lửa ở thủ đô Mađrit (Tây Ban Nha) năm 2.003 làm gần 200 người chết và hơn 1400 người bị thương.

Vụ khủng bố đẩm máu ở tại thị trấn Be-sla (Nga) năm 2.004 làm 322 người chết và hơn 700 người bị thương, chủ yếu là học sinh nhỏ.

Vụ đánh bom tại Luân Đôn (Anh) năm 2.005.

Vụ tấn công vào nhà thờ Hồi Giáo ở Irắc năm 2.006, làm 270 người chết và hơn 600 người bị thương.

 

NHỮNG THÔNG TIN THÊM VỀ BÀI CHÂU PHI

 

Thông tin 1. Phần lớn các nước châu Phi giành được độc lập từ giữa thế kỷ XX, trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt. Chủ nghĩa thực dân, đế quốc bị suy yếu sau chiến tranh, phong trào giành độc lập đang lên ở mọi nơi.

Mặc dù châu Phi có lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội phong phú nhưng những nhà nước châu Phi hiện đại ít được bắt rễ từ quá khứ. Những đường biên giới hiện nay và kết cấu dân tộc của các nhà nước châu Phi là di sản của chế độ thực dân bắt nguồn từ phân chia phạm vi ảnh hưởng tuỳ tiện của các cường quốc cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Do đó, các đường biên giới có hình dạng đặc biệt, được vạch thẳng, không hề tính đến sắc tộc hay bộ lạc. Việc chia nhỏ các bộ lạc còn nhằm dễ cai trị.

Nhiều nhà nước châu Phi mới hình thành sau độc lập, manh nha từ các bộ lạc nên khả năng quản lý còn thấp: chưa kiểm soát được lãnh thổ, không giám sát được nguồn tài nguyên thiên nhiên, chưa tạo ra được cơ sở hạ tầng phù hợp, không duy trì được trật tự luật pháp… Một số quốc gia phải dựa vào đội quân gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc như Xi-ê-ra Lê-ôn. Li-bê-ri-a, cho tới năm 2.004 vẫn còn bị cai trị bởi một chúa đất đóng vai trò làm tổng thống và hiện thuộc quyền giám sát bảo hộ tạm thời của Liên Hiệp Quốc.

Thông tin 2. Chiến tranh do xung đột sắc tộc nổ ra nhiều nước châu Phi. Một trong những lý do là sự hình thành các đường biên giới tuỳ tiện. Các nhà nước yếu kém càng làm tăng thêm nguy cơ bất ổn của các nước châu Phi.

Cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà từ năm 2.002 đã làm thiệt mạng khoảng 12.000 người, buộc gần 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa.

Xung đột ở Công hòa Công-gô làm chết trên 3 triệu người.

Cuộc tàn sát ở vùng Nam Xu-đăng đã làm chết 50.000 người.

Người ta tính rằng, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc (đầu thập niên 90 của thế kỷ XX), ít nhất ở châu Phi đã có hai chục cuộc chiến tranh bùng nổ, làm thiệt mạng ít nhất 8 triệu người, phá hủy nhà cửa của khoảng 20 triệu người, 4,5 triệu người phải bỏ đất nước ra đi, khiến gia đình bị ly tán, trẻ em không được đến trường.

Hiện 20% dân số châu Phi đang sống ở những nước bị các cuộc xung đột tàn phá. Cuộc sống người dân còn bị đe dọa bởi bệnh tật. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của đa số các nước châu Phi còn thiếu điều kiện cải thiện.

Thông tin 3. Châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm thay đổi hình ảnh “truyền thống” vốn có là một châu lục nghèo đói, xung đột, bệnh tật… trong con mắt của thế giới. Đó là sự tham gia đầy trách nhiệm của một số nhà hoạt động chính trị vào những đóng góp chung trong công cuộc tìm kiếm sự công bằng cho các nước bị chủ nghĩa thực dân bóc lột trong thời gian dài, cho một trật tự mới trong thế giới đương đại, như cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ông Kô-fi A-nan hoặc bà A-sa Râu-giơ Mi-gi-rô, người Tan-da-ni-a, hiện đang giữ chức Phó Tổng Thư Ký thường trực, là chức vụ cao cấp thứ hai tại Liện Hiệp Quốc. Bà cam kết sẽ đẩy mạnh nỗ lực cải cách tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hoặc như bà Oa-ga-ri Mu-ta Ma-tai, người Ken-ni-a, nhà môi trường học và hoạt động nhân quyền nổi tiếng. Bà được biết đến qua việc đi đầu trong chiến dịch trồng hàng chục triệu cây xanh trên toàn châu Phi nhằm ngăn chặn nạn phá rừng, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và người dân Ken-ni-a. Bà đã đoạt giải Nô-ben hoà bình năm 2004.

 

 

NHỮNG THÔNG TIN THÊM BÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MỸ LA TINH

 

Thông tin 1. Hiện tượng các nước Mỹ La tinh giành được độc lập sớm, song trình độ phát triển kinh tế – xã hội và mức độ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu còn hạn chế, được nhiều người quan tâm. Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều cách lý giải.

Do tài nguyên thiên nhiên phong phú và người dân hài lòng với những gì thiên nhiên ban tặng, không cần vất vả vẫn có cuộc sống sung túc.

Do truyền thống văn hóa với chủ nghĩa quan liêu chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho việc xây dựng chế độ dân chủ đại nghị như của các nước Bắc Mỹ – vươn lên giành độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế – nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài.

Do các nhà lãnh đạo của các nước Mỹ La tinh chưa kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình của họ. Các nước Mỹ La tinh đã áp dụng mô hình phát triển của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, là các quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của các thế lực Thiên chúa giáo và là những quốc gia không mấy phát triển trong thời gian qua.

Các lý do trên đều có phần đúng với các nước Mỹ La tinh, song lý do về những nhà nước thiếu khả năng tổ chức, quản lý, chưa lựa chọn được đúng con đường phát triển đất nước đóng vai trò quyết định.

Một giai đoạn dài sau độc lập, các nước này đã lựa chọn và tiếp thu nền văn minh vật chất, tinh thần của châu Au, cố gắng xây dựng lại đất nước theo mô hình của châu Au, thực hiện Au hóa toàn diện, chấp nhận sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân với đường lối xuất khẩu sản phẩm sơ cấp, trong đó chủ yếu là khoáng sản, nông sản chưa qua chế biến.

Đầu thế kỷ XX, một số nước Mỹ La tinh chủ trương phát triển công nghiệp như Bra-xin, Ac-hen-ti-na và nhập khẩu kỹ thuật, thiết bị từ châu Au để xây dựng nền công nghiệp của đất nước. Dựa hoàn toàn vào kỹ thuật và thiết bị của châu Au, các nước Mỹ La tinh lại rơi vào sự phụ thuộc mới. Cho đến cuối thế kỷ XX, các nước này nhận thấy rằng cần phải lựa chọn những gì có lợi từ nước ngoài, không sao chép nguyên mẫu phát triển thì mới có thể phát triển vững chắc nền kinh tế.

Một lý do quan trọng nữa là vai trò của những nhà lãnh đạo đất nước. Chính phủ chưa đại diện cho mọi tầng lớp trong xã hội, mà chỉ cho một nhóm, một lực lượng xã hội nhất định, chủ yếu là các ông chủ (nhà máy, trang trại, ngân hàng) nên chưa thể đưa ra đường lối, chính sách có hiệu quả, nhằm phục vụ cho lợi ích của đa số dân. Một ví dụ điển hình là công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành ở hầu hết các quốc gia nhưng do không làm triệt để nên các chủ trang trại vẫn chiếm giữ phần lớn đất canh tác và là những mảnh đất màu mỡ. Phân phối ruộng đất không hợp lý, nông dân nghèo không có hoặc có rất ít ruộng đất đã nổi dậy đấu tranh giành lại ruộng cày hoặc bỏ vào thành thị kiếm việc làm, gây mất ổn định trong xã hội (ở Mê-hi-cô, Bra-xin…). Số dân nghèo không có khả năng mua hàng nên thị trường tiêu thụ trong nước khó phát triển.

Nguồn vốn nước ngoài giữ một vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế các nước Mỹ La tinh. Qua đó, các công ty xuyên quốc gia, các chính phủ nước ngoài tác động tới chính phủ và đường lối phát triển kinh tế các nước Mỹ La tinh, theo cách mang lại nhiều lợi ích cho họ. Vì vậy, các nước Mỹ La tinh trong thời gian dài đóng vai trò sân sau cho các công ty tư bản của các nước phát triển Bắc Mỹ.

Sự thiếu sáng tạo trong phát triển kinh tế cũng là một nguyên nhân làm cho nền kinh tế của các nước Mỹ La tinh trong vòng hai thế kỷ qua không vươn lên đúng tầm vóc và những điều kiện mà các nước này có được.

Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực quân sự và nghị viện xảy ra thường xuyên ở một số nước Mỹ La tinh làm cho tình hình chính trị càng mất ổn định, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế-xã hội.

Mặt khác, nền kinh tế các nước Mỹ La tinh có sự đóng góp rất lớn từ xuất khẩu nên sự tăng giảm trong phát triển kinh tế của các nước nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế của các nước Mỹ La tinh. Ví dụ 90% hàng xuất khẩu của Mê-hi-cô là sang Hoa Kỳ, khi kinh tế Hoa Kỳ suy thoái sẽ ảnh hưởng ngược lại tới kinh tế Mê-hi-cô. Kinh tế Vê-nê-zu-ê-la dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, khi giá dầu thế giới biến động, cũng ảnh hưởng tới kinh tế của nước này.

Thông tin 2. Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các nước Mỹ La tinh ngày càng thấy được sự cần thiết của con đường phát triển kinh tế tự chủ, nhất là đối với những quốc gia mà quyền lực đất nước được chuyển giao sang cho người đại diện của người dân bản địa. Nhiều nước đã tìm kiếm mô hình phát triển, cải cách chính trị cho phù hợp với tình hình đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối lại lợi ích, mở rộng quan hệ quốc tế.

Các cuộc bầu cử dân chủ ở một số nước đã lựa chọn được những người đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội hơn. Các chính phủ chú ý hơn đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, như ở Cô-lôm-bi-a, Bra-xin, Ê-cu-a-đo, Bô-li-vi-a, Pa-ra-goay. Hầu hết các nước trong khu vực đều tiến hành cải cách thuế, lương hưu, cải cách chi tiêu để giảm thiểu thâm hụt ngân sách, ổn định giá cả.

Sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ La tinh một phần còn nhờ sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là của Hoa Kỳ, quốc gia chiếm tới 40% tăng trưởng xuất khẩu của các nước ở khu vực này. Chính vì vậy, ngoại thương của nhiều nước Mỹ La tinh có những bước tăng trưởng lớn trong vài năm gần đây, dẫn đến tăng trưởng kinh tế khá cao như Ac-hen-ti-na: GDP tăng 8,7%, Vê-nê-zu-ê-la tăng 9,4%, U-ru-goay tăng gần 6% (năm 2.005).

Thông tin 3. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế nhưng vấn đề xã hội của các nước Mỹ La tinh trong thời gian gần đây vẫn còn rất nặng nề, nhất là tình trạng bất bình đẳng và tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói và mức độ chênh lệch giữa người giàu và người nghèo vẫn còn rất cao. Đa số người nghèo đói sống ở nông thôn như một số nước: Bô-li-vi-a, Goa-tê-ma-la, Hôn-đu-rat, Ni-ca-ra-goa, Pê-ru có tới 70% dân số là nông dân sống trong điều kiện nghèo khổ. Vì vậy các nước này cần đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp để nông thôn khắc phục được tình trạng nghèo đói.

Thông tin 4. Quan hệ Việt Nam với một số nước Mỹ La tinh đang được cải thiện.

Trước đây, chúng ta chủ yếu biết đến Cu-ba, nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, hiện đang kiên trì phát triển đất nước theo đường lối độc lập, tự chủ dù gặp nhiều sức ép từ bên ngoài.

Gần đây, với chủ trương mở rộng hợp tác với các quốc gia trên toàn cầu theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, chúng ta tăng cường các mối quan hệ và đã thiết lập được quan hệ ngoại giao và mở rộng quan hệ buôn bán với một số nước Mỹ La tinh. Năm 2.004, lần đầu tiên Việt Nam có các nhà lãnh đạo cao cấp đến thăm Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê. Đây là những nước lớn, dẫn đầu trong phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Mỹ La tinh, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác mỏ, sản xuất máy móc và sinh học.

Quan hệ thương mại song phương tuy còn ở mức thấp song bắt đầu được cải thiện. Ví dụ, thương mại giữa Việt Nam và Chi-lê năm 2.000 chỉ đạt gần 19 triệu USD, năm 2.004 đạt 60 triệu USD, năm 2005 tăng 108 triệu USD; thương mại của Bra-xin với Việt Nam năm 2.003 đạt 47,1 triệu USD. Đây là thị trường lớn, ngày càng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

MỘT SỐ THÔNG TIN THÊM BÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA

KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á.

 

Tôn giáo:

1-/ Khái niệm:

Thuật ngữ tôn giáo bắt nguồn từ tiếng Latinh “ Religio” có nghĩa là sự sùng đạo, mộ đạo hay đối tượng được sùng đạo.

Tôn giáo là một khía cạnh quan trọng của tâm lý và hành vi con người. Niềm tin về phương diện tôn giáo có thể ảnh hưởng đến cách thức nói năng, ăn mặc, đi lại, giáo dục và hàng loạt hành vi ứng xử của con người.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tôn giáo đã và đang đóng vai trò to lớn trong đời sống cá nhân và xã hội ở nhiều nước. Nó đang tác động tới hành vi dân số, tới việc chuyển cư và đôi lúc đưa tới những hậu quả nhất định trong đời sống kinh tế-xã hội.

Tôn giáo là thế giới quan và những hành vi tương ứng, liên quan đến niềm tin vào lực lượng siêu tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống con người, đồng thời là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức con người.

Tôn giáo được biểu hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

– Tôn giáo là sự phản ánh thế giới vật chất vào ý thức con người một cách đặc biệt. Nó là sản phẩm của lịch sử, không nằm ngoài quy luật phát triển của lịch sử và của xã hội loài người.

– Tôn giáo là hệ thống giáo lý về lực lượng siêu tự nhiên và xã hội chi phối con người, là sự tín ngưỡng và sùng bái các lực lượng siêu tự nhiên chi phối thế giới. Tôn giáo là một tổ chức có giáo lý, cơ cấu và nghi thức.

– Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh những điều kiện xã hội nhất định của đời sống con người và tạo ra niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên. Niềm tin tôn giáo đối với sự tồn tại thực tế của các lực lượng siêu tự nhiên thường không cần chứng minh, không được phép tranh cãi hay nghi ngờ.

2-/ Vai trò của tôn giáo trong đời sống kinh tế-xã hội:

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng trong đời sống xã hội. Bởi vậy, nó luôn luôn có tính hai mặt giống như mọi sự vật, hiện tượng khác. Đó là mặt được (dòng trong) và mặt chưa được (dòng đục).

Khi nói tới vai trò của tôn giáo trong đời sống kinh tế-xã hội, Mác đã nhận xét: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

a-/ Vai trò của tôn giáo trong nhận thức:

Tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức. Nó lý giải quá trình nhận thực của con người thông qua giáo lý. Giáo lý là một khái niệm phản ánh tập hợp những quan niệm, ý tưởng, khuyến nghị, khuyến cáo chỉ rõ những nội dung cơ bản của một tôn giáo nhất định. Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng và đây là một trong những cơ sở để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác.

Bản thân tôn giáo dựa trên cơ sở triết học duy tâm. Do vậy khi du nhập, nó có thể làm biến dạng, thậm chí làm thay đổi cả một khuynh hướng triết học của một dân tộc. Một ví dụ về giáo lý đạo Phật:

Về con người, Phật giáo cho rằng con người không phải do Thượng đế hay một đấng tối cao nào sinh ra. Con người cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác trong vũ trụ đều tuân theo quy luật sinh-trụ-dị-diệt. Con người sinh ra bởi “nhân-duyên” kết hợp, nghĩa là khi nhân gặp duyên sẽ tạo ra quả, quả lại nhân lên để có đủ duyên và sẽ tạo ra quả mới. Điều đó cứ như vậy phát triển không ngừng. Phật giáo cũng giải thích con người sau khi chết bằng thuyết luân hồi-nghiệp báo. Con người ở kiếp này phải chịu quả báo về những việc họ làm ở kiếp trước. Vì vậy, Phật giáo cho rằng không một hành vi thiện ác nào của con người dù là nhỏ bé, được che giấu để có thể tránh khỏi quả báo. Về thế giới, Phật giáo đưa ra các thuyết nhân duyên, sắc không, thành trụ dị diệt…

Ở Việt Nam, trước khi đạo Phật xuất hiện, người Việt đã có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thổ công… Nhưng tín ngưỡng dân tộc chưa thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Phật giáo với giáo lý của mình về khổ, tập, diệt, đạo, nghiệp chướng, luân hồi… đã phần nào đáp ứng yêu cầu đó và trở thành tôn giáo rất phổ biến ở nước ta.

b-/ Vai trò của tôn giáo đối với các thế lực chính trị:

Từ khi ra đời, với tư cách là một thực thể xã hội, tôn giáo có mối quan hệ đặc biệt với chính trị và ngược lại, chính trị luôn tìm cách chi phối, lợi dụng tôn giáo theo lợi ích của tập đoàn thống trị. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, tôn giáo đã có lúc là chỗ dựa cho các thế lực chính trị. Tuy nhiên, không phải nền chính trị nào chi phối tôn giáo cũng làm tăng tính tiêu cực của nó. Lịch sử chứng minh có nhiều dân tộc trong thời kỳ nhất định đã sử dụng tôn giáo vào mục đích chính trị, song đó là thời kỳ phát triển thịnh vượng của dân tộc. Có thể lấy dẫn chứng về thời Lý-Trần ở Việt Nam khi Phật giáo trở thành quốc giáo.

Như vậy, nếu giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo một cách hợp lý, phát huy chúng thì tôn giáo sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, khi giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình thì mặt tiêu cực của tôn giáo sẽ được nhân lên. Chẳng hạn, trong thời kỳ Trung cổ (thế kỷ XIII-XVII), Công giáo chi phối, can thiệp vào văn hóa, nhận thức, quyết định các chế độ xã hội của các Nhà nước ở Châu Âu. Trong thời kỳ này, chính trị đã kết hợp với tôn giáo bóc lột nhân dân, tạo ra đẳng cấp trong xã hội.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, không có giai cấp bóc lột nào lại không sử dụng tôn giáo bằng cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Có thể nói, trong xã hội có giai cấp, tôn giáo luôn luôn và bao giờ cũng bị chính trị lợi dụng. Tuy nhiên, quan hệ chính trị-tôn giáo còn có một chiều tác động khác. Đó là việc các tổ chức tôn giáo có ý định can thiệp vào chính trị, thậm chí tìm cách trở thành một thế lực chính trị.

c-/ Vai trò của tôn giáo trong đời sống kinh tế:

Tôn giáo không chỉ liên quan đến chính trị, tinh thần mà còn trực tiếp can thiệp vào kinh tế. Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng ủng hộ quan hệ kinh tế này hay phá bỏ quan hệ kinh tế khác. Trong nghi lễ, giáo lý của tôn giáo cũng trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế. Việc kiêng một số thực phẩm nào đó (đạo Hồi kiêng không ăn thịt lợn, đạoBà La Môn kiêng ăn thịt bò…) ở chừng mực nhất định đã ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi (có thể dẫn chứng rất nhiều ví dụ khác).

d-/ Vai trò tôn giáo trong đời sống văn hóa:

Tôn giáo được xem là cảm hứng của những sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Có người ví toàn bộ giá trị đó của nhận loại như một tảng băng, phần nổi là của những người không tôn giáo, còn phần chìm là của những người theo tôn giáo hoặc có niềm tin tôn giáo.

Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo một khi được hình thành sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người bộc lộ lòng nhiệt thành của mình qua các công trình kiến trúc, hội họa, âm nhạc… Việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa của Liên Hiệp Quốc cũng như các quốc gia, trong đó có các di sản liên quan tới tôn giáo là sự thừa nhận những đóng góp của tôn giáo đối với đời sống con người.

Tôn giáo còn góp phần tạo dựng nếp sống cộng đồng mang tính nhân văn. Điều đó thể hiện ở chỗ, trong quá trình hình thành, tôn giáo nào cũng xây dựng cho mình một hệ giá trị đạo đức mang tính hướng thiện. Đây là một trong những lý do để tôn giáo có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân.

3-/ Sự phân bố các tôn giáo:

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, hiện nay khoảng 83% dân số thế giới (4.980 triệu tín đồ) theo đạo với tổng số hơn 500 tôn giáo khác nhau. Riêng 5 tôn giáo lớn có số lượng tín đồ tới gần 3,9 tỷ người, chiếm 77% số người theo đạo.

Đó là đạo Cơ đốc (còn gọi là Kitô, 1,604 tỷ tín đồ) với các giáo phái quan trọng nhất là Công giáo (970 triệu tín đồ), Tin Lành (454 triệu tín đồ) và Chính Thống (180 triệu tín đồ) ; đạo Hồi (trên 1,136 tỷ tín đồ) trong đó phái Xunni (975 triệu tín đồ) và phái Siai (161 triệu tín đồ) ; đạo Hin đu (Ấn Độ Giáo, 754 triệu tín đồ)); đạo Phật (344 triệu tín đồ) và đạo Do Thái (18 triệu tín đồ) và tôn giáo khác (1,124 tỷ tín đồ).

 

 

Bảng tóm lược về đặc điểm và phân bố 5 tôn giáo lớn trên thế giới.

 

Tôn giáo

Đặc điểm

Phân bố

1. Cơ Đốc giáo (còn gọi là đạo Kitô).

-Ra đời đầu Công nguyên (năm 1-năm ra đời của chúa Giêsu).

-Qua nhiều thế kỷ, tách ra nhiều giáo phái khác nhau: Công giáo (còn gọi là Thiên Chúa giáo), Chính thống và Tin lành.

-Có 1,604 tỷ tín đồ, trong đó đông nhất là Công giáo (970 triệu tín đồ)

-Đức Chúa Trời là đấng tối cao, mọi sự tồn tại, biến đổi, vận hành trong vũ trụ do Chúa sắp xếp, an bài.

-Giáo lý mang tính nhân văn, tôn trọng giá trị đạo đức, lòng yêu thương đồng loại, cổ vũ con người giúp nhau khi hoạn nạn.

-Mỗi chủ nhật, mọi người đều đến nhà thờ.

-Phân bố rộng khắp thế giới: toàn bộ Châu Âu, gần như cả Châu Mỹ, một số nước ở Đông Nam Á và Đông Á, Nam Phi, Châu Đại Dương…

-Jêrusalem là thánh địa của Cơ Đốc giáo.

-Việt Nam có 10 triệu tín đồ Công giáo, 2 triệu tín đồ Tin Lành.

2. Islam (Hồi giáo)

 

 

 

-Ra đời năm 570 SCN tại La Mecca (Ả Rập Xê-Út).

-Có hai giáo phái chính là Xunnit và Siai.

-Có 1,136 tỷ tín đồ, trong đó Xunnit: 975 triệu tín đồ và Siai: 161 triệu tín đồ.

-5 nguyên tắc trụ cột:

+Tin tuyệt đối vào thánh Ala.

+Mỗi ngày cầu nguyện 5 lần, trong đó quan trọng nhất là buổi trưa thứ sáu hàng tuần ở giáo đường.

+Phải đóng thuế, lạc quyên, bố thí.

+Phải ăn chay, nhất là trong tháng Ramađan (tháng 3 dương lịch).

+Ít nhất trong đời, một lần hành hương đến La Mecca.

-Người đàn ông được lấy 4 vợ, có quyền lực tuyệt đối trong gia đình. Mức sinh cao.

 

-Tập trung ở Tây Nam Á, Bắc Phi, một phần Đông Phi, Nam Á, một vài nước Đông Nam Á.

-Ngoài La Mecca, thánh địa Hồi giáo còn là Mêdina và Jêrusalem.

-Việt Nam hiện có 60.000 tín đồ, chủ yếu thuộc dân tộc Chăm.

 

1.Phật giáo

 

–Ra đời năm 563 TCN, tại làng Lumbini, Nêpan.

-Có 2 giáo phái chính là Đại thừa và Tiểu thừa.

-Có 344 triệu tín đồ.

-Có 4 chân lý cơ bản:

+Đời là bể khổ.

+Khổ do tham, sân (giận dữ), si.

+Cần phải diệt cái khổ để sống.

+Để lên cỏi Niết Bàn phải tuân thủ bát giới (tám nguyên tắc sống).

-Giáo lý đạo Phật nêu ra ngũ giới-năm điều không làm (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu) và thập thiện.

-Trung Quốc, bán đảo Đông Dương và các nước Thái Lan, Mianma, Nhật Bản, Mông cổ, bán đảo Triều Tiên.

-Việt Nam có 22 triệu tín đồ, trong đó giáo phái Đại thừa 20 triệu.

  1. Đạo Hinđu

 

-Còn gọi là Ấn Giáo hay Bà La Môn giáo)

–Ra đời năm 3500 TCN ở Ấn Độ

-Có 754 triệu tín đồ.

-Tính đa thần:

+Brahama-thần sáng tạo.

+Vishnu-thần bảo vệ.

+Shiva-thần huỷ diệt và tái tại cuộc sống.

+Một số giống vật thiêng liêng-Bò.

-Cuộc sống có kiếp luân hồi, con người chết đi và tái sinh trong một kiếp mới. Người nào sống tốt thì tái sinh trong kiếp sống sung sướng, người nào ở ác thì sẽ tái sinh trong kiếp của cỏ cây, loài vật.

-Phân chia đẳng cấp rất nặng nề. Con người sinh ra ở một đẳng cấp nhất định, phải tránh giao tiếp với đẳng cấp thấp hơn.

-Chủ yếu ở Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ (80% dân cư), một số ít ở Nêpan,Xri Lanca, Inđônêsia, Bănglađet.

  1. Đạo Juđaism (Do Thái)

–Ra đời thế kỷ thứ 2 TCN ở mảnh đất Palétxtin ngày nay.

-Trên 18 triệu tín đồ.

-Thiên chúa là đấng tối cao và duy nhất, đã chọn dân Do Thái để cứu vớt Thiên chúa, là người bạn đường tin cậy và gần gũi.

-Các tín đồ Do Thái cầu nguyện mỗi sáng và chiều, nghỉ ngày Shabbát từ chiều thứ sáu đến chiều thứ bảy mỗi tuần để dành riêng cho Chúa.

-Ixraen, Hoa Kỳ, Canađa, Anh, Nga.

-Jêrusalem là thánh địa của đạo Do Thái.

 

Thông tin về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo ở một số nước Trung Á

 

Nước

Dân tộc

Ngôn ngữ chính

Tôn giáo

Ca-dắc-xtan

Ca-dắc (54%), Nga (30%), U-cari-na, U-dơ-bếch, Đức, Tạng (TQ)

Ca-dắc (văn bản)

Nga (phổ biến)

Hồi giáo (47%), Chính thống giáo Nga (44%), Tin lành (2%), đạo khác (7%).

Cư-rơ-gư-xtan

Cư-rơ-gếch (52,4%), Nga (18%), U-crai-na, U-dơ-bếch, Đức…

Cơ-rư-gếch

Nga (phổ biến)

Hồi giáo (75%), Chính thống giáo Nga (20%), đạo khác (5%).

Ư-dơ-bê-ki-xtan

U-dơ-bếch (80%), Nga (5,5%), Ca-dắc, Tát-gich, Tác-ta…

U-dơ-bếch

Nga, Tát-gich

Hồi giáo (88% Sun-ni), Do thái giáo (9%), đạo khác (5%).

Tuốc-mê-ni-xtan

Tuốc-mê-ni (85%), U-dơ-bếch, Nga (4%)

Tuốc-mê-ni,

U-dơ-bếch, Nga

Hồi giáo (89%), Chính thống giáo Nga (9%), đạo khác (2%)

Tát-gi-ki-xtan

Tat-gich (80%), U-do8-bếch, Nga (1,1%)

Tat-gich, Nga

Hồi giáo (dòng Sun-ni (85%, dòng Si-ai 5%), đạo khác (10%).

 

 

“ Trung Đông hiện nay tập trung hầu hết các loại mâu thuẫn trên thế giới giữa các quốc gia với nhau, về dân tộc, địa lý, lịch sử, tôn giáo, văn hóa và kể cả về nguồn nước ngọt. Vị trí của Trung Đông, như chúng ta thường nói có vị trí địa – chính trị chiến lược, ngã ba của các châu lục, là “rốn” dầu mỏ của thế giới. Vì vậy, rõ ràng các cường quốc đều có muốn có ảnh hưởng ở đây. Và mỗi cường quốc đều có một ý đồ của mình. Trung Đông chính là một bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc”.

Nguyễn Lê Bách-nguyên đại sứ Việt Nam tại Tây Nam Á.

 

TÂY NAM Á, CÁI NÔI VĂN HÓA

 

Tây Nam Á là quê hường của ba tôn giáo: đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi. Đây là ba tôn giáo chi phối, dẫn dắt đời sống tinh thần của khoảng ½ dân số thế giới.

Tây Nam Á là nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ: công trình xây dựng bằng đất sét, bằng đá. Nhiều công trình nổi danh trong lịch sử hay còn tồn tại cho đến ngày nay như: vườn treo và hệ thống cầu cống của các triều đại Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, Cơ Đốc giáo.

Tây Nam Á là nơi để lại nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, tư tưởng, các bộ kinh đạo Hồi, Do Thái, Cơ Đốc là những tác phẩm có ý nghĩa triết học, tư tưởng vĩ đại. Đồng thời chúng cũng có giá trị văn học lớn lao. Hàng trăm câu chuyện trong “Ngàn lẻ một đêm” và “Ngàn lẻ một ngày” là những tác phẩm văn học sống mãi với thời gian. Nó là bậc thầy trong nghệ thuật tu từ, hành văn và chứa đựng một kho tàng khổng lồ những ý tưởng. Nó trở nên gần gủi với hàng tỷ con người trên thế giới và đặc biệt có vai trò dẫn dắt tuổi thơ vào với thế giới của sự tưởng tượng.

 

TÔN GIÁO CỦA CÁC NƯỚC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á

 

Phần lớn tại các nước Tây Nam Á và Trung Á đạo Hồi chiếm ưu thế, tuy vậy cũng có sự khác nhau giữa các nước.

Hồi giáo có nhiều nhánh, trong đó có hai nhánh chính là Sunni (con đường, tôn kinh Sunnah) nghĩa là tuân theo, bắt chước nhà tiên tri Mohamed và Shiite (hay Shiai) nghĩa là ủng hộ Ali con rễ và là cháu Mohamed.

Hồi giáo, Shiai là tôn giáo chính của các nước Irắc (65-70% dân số), Iran (hơn 90%), Adecbaidan (70%), Côoet (40%).

Hồi giáo Sunni có đông người theo hơn và chiếm phần đông dân cư của các nước Apganixtan (84%), Tuôcmênixtan (85%), Thổ nhĩ Kỳ (80%), Syria (73%), Gioocđani (đa số), Arập Xauđi (89%), Côoet (45%), Quata (85%), Liên bang Các tiểu vương quốc Arập thống nhất UAE (80%), Uzơbêkixtan (đa số), Cadăcxtăn (43%), Cưrơgưxtan (đa số) và Tatgixtăn (hơn 80%).

Phần đông dân cư Oman theo Ibadi, một nhánh của đạo Hồi. Yemen là nước có hai khối tôn giáo. Miền Bắc là địa bàn của một nhánh thuộc dòng Shiai, miền Nam của dòng Sunni.

Các nước Grudia, Acmênia là những nước mà dân cư theo đạo Cơ Đốc giáo dòng Chính thống là chính. Li Băng đất nước có rất nhiều nhánh Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Ở các nước Trung Á có nhiều người Nga sinh sống, những người Nga theo Cơ Đốc dòng Chính thống hoặc không theo tôn giáo nào cả.

Ixraen nổi bật trong khu vực vì được coi là đất nước của đạo Do Thái. Thực ra trên lãnh thổ này ngoài người Do Thái còn rất nhiều người đạo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Ngay người Do Thái cũng có nguồn gốc từ hơn 100 nước đổ về nên ngoài những nét sơ đẳng, chung nhất của đạo Do Thái thì nét văn hóa của họ cũng rất khác nhau.

Mông Cổ là nước Trung Á tách biệt so với các nước Trung Á khác. Người ta thường nghĩ đây là đất nước Phật giáo. Nhưng thật ra, tín đồ Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt ma giáo) chỉ chiếm khoảng 20-30% dân số. Số đông dân cư là những người theo các tín ngưỡng cổ truyền hoặc không tôn giáo. Tuy vậy, họ vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo lạt ma.

 

CÁC ĐIỂM NÓNG Ở TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á.

 

Ngoài Ixraen và Palextin là điểm nóng thường xuyên thì hai khu vực này còn nhiều điểm nóng khác.

Georgia: xung đột giữa chính phủ và lực lượng ly khai ở Abkhazia (cộng hòa tự tự trị rộng 8.600 km² với hơn 500.000 dân) và Ossetia (vùng tự trị của người Ossetti rộng 3.900 km² với dân số hơn 100.000 người). Xung đột này có thêm yếu tố nước ngoài nên càng trở nên phức tạp.

Xung đột giữa Armenia và Azecbaidan và lực lượng ly khai trong việc tranh chấp vùng Nagornưi Carabăc (Nagorno-Karabakh). Vùng này rộng 4.400 km², có khoảng 130-140.000 dân, nằm sâu trong lãnh thổ Azecbaidan Hồi giáo nhưng đa số dân lại là người Acmênia theo đạo Cơ đốc. Cuộc xung đột bắt đầu từ năm 1.988 đã giết hại ít nhất 15.000 người và hàng triệu người phải rời bỏ chỗ ở. Tuy đã đạt được một thỏa thuận hoà bình nhưng nền hòa bình rất mong manh.

Lãnh thổ người Cuốc (Kurd): Cuốc là một tộc người đông dân ở Tây Nam Á. Theo ước tính, dân số của họ khoảng 25-30 triệu người. Vùng cư trú của người Cuốc là một vùng rất rộng lớn bao gồm đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, tây Iran, bắc Irắc và đông Syri. Khoảng ½ số người Cuốc sống ở Thổ nHĩ Kỳ, 25% sống ở tây Iran và 17% sống ở bắc Irắc.

Người Cuốc là thổ dân của vùng Tây Nam Á. Họ sống ở đây cho đến nay đã được khoảng hơn 4.000 năm. Tuy nhiên, lãnh thổ người Cuốc luôn bị các tộc người khác chiếm đóng, khi thì Hy Lạp cổ, khi thì La Mã, sau đó đến các đế quốc Arập và từ thế kỷ 14-15 lại rơi vào tay đế quốc Ottôman của người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1.920, trong một hiệp ước có tên là Hiệp ước Sevret ký giữa phe Liên minh và Thổ, đã có một điều khoản về việc thành lập nhà nước cho người Cuốc. Nhưng vào năm 1923, một bản hiệp ước khác được thông qua lại không có điều khoản này. Lãnh thổ của người Cuốc lại bị xé lẻ và thuộc về các nước khác nhau. Ở mỗi nước, tộc người Cuốc đều là thiểu số. Từ đó, ý tưởng đấu tranh ly khai với các chính phủ để thành lập các vùng tự trị, thậm chí một đất nước thống nhất cho người Cuốc dần hình thành. Các cuộc đấu tranh vũ trang đã diễn ra từ nhiều năm nay. Đặc biệt ở Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập những chính đảng đân tộc Cuốc, chẳng hạn Đảng công nhân Cuốc của Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều đảng của người Cuốc Irắc như Đảng dân chủ của người Cuốc, Liên minh yêu nước người Cuốc…

Người ta đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nhưng khó mà dứt điểm được. Vì vấn đề người Cuốc liên quan đến lợi ích của quá nhiều nước. Chẳng có nước nào lại dễ dàng cắt đi một phần lãnh thổ của mình. Hơn nữa, ngay chính trong nội bộ người Cuốc, trong quá trình đấu tranh vì lợi ích chung của tộc người thì họ cũng lại mâu thuẫn về quyền lợi và thậm chí cũng xung đột với nhau.

Vấn đề Irắc là tổ hợp của rất nhiều mâu thuẫn: trong đó nổi bật là mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và mâu thuẫn với các lực lượng bên ngoài.

Sau vụ án Sadam Hutxen, mâu thuẫn giữa người Shiai đa số và người Sunni thiểu số càng trở nên nóng bảng. Mâu thuẫn này lại được quân đội Mỹ khoét sâu thêm bằng các hành động kiểu như xây bức tường ngăn giữa khu cư trú của hai cộng đồng Sunni và Shiai. Lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng chọn Irắc làm chiến trường chống Mỹ của họ. Vì thế, Irắc đã trở thành điểm nóng số 1 của khu vực. Các vụ đánh bom liều chết, bắt con con tin liên tiếp xảy ra. Số người chết vì các cuộc xung đột hậu chiến đã gấp nhiều lần số người chết trong chiến dịch xâm lược của quân đồng minh. Trong cuộc chiến, quân của Hutxen chỉ diệt được khoảng 50 lính Mỹ . Nhưng những cuộc tiến công cảm tử của các lực lượng chống đối trong mấy năm qua đã làm hơn 3.000 lính Mỹ thiệt mạng. Người ta, thậm chí phải đặt câu hỏi: không hiểu Mỹ đã mang lại gì cho người Irắc, hòa bình hay chiến tranh, nhân đạo hay thảm họa nhân đạo? Chắc là câu trả lời không giống như lời tuyên truyền của người Mỹ.

Apganixtan: sau một thời gian ngắn, Mỹ đã lật đổ được chính quyền Taliban. Tuy nhiên, lật đổ chính quyền và chiếm thủ đô thì dễ nhưng xóa bỏ sự phản kháng thì không dễ chút nào. Suốt từ năm 2.001 đến nay, hàng chục ngàn lính Mỹ ngày đêm lùng sục, nước Mỹ mất hàng trăm tỷ USD, hàng ngành mạng sống nhưng tình hình có vẻ ngày càng bất lợi hơn. Các nhân vật chủ chốt Taliban và Al-Qaeda vẫn bặt vô âm tín. Quân đồng minh thực tế chỉ kiểm soát được các đô thị và các vùng ven nhưng căn cứ quân sự lớn. Chính phủ Apganixtan thành lập với sự hậu thuẫn của Mỹ thậm chí phải kêu gọi Taliban hợp tác với chính phủ để vãn hồi hòa bình cho đất nước. Apganixtan là điểm nóng không chỉ vì cuộc chiến ảnh hưởng tới đất nước họ, mà tình trạng chiến tranh ở đây còn khiến việc sản xuất thuốc phiện được tăng cường, tiếng vang của cuộc chiến lại khích lệ tinh thần của các tổ chức cực đoan trên toàn thế giới.

Ngoài ra, còn một số điểm nóng khác nữa. Đáng chú ý là chính các trung tâm tôn giáo, các điểm hành hương của các tín đồ như Mecca, Medina hay Giêzusalem cũng là những điểm nóng bởi vì trong một khu vực phức tạp như Tây Nam Á và Trung Á, những nơi tập trung đông người, những nơi linh thiêng cũng rất được các lực lượng cực đoan tập trung chú ý. Chúng thường chọn những địa điểm này làm mục tiêu tấn công dễ gây tiếng vang.

 

ĐẠO HỒI (IXLAM)

 

Ixlam, tiếng Ả Rập có nghĩa là “phục tùng thượng đế”, xuất hiện khá sớm ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên (khoảng từ năm 610 đến 632), do Mohammed (còn gọi là Mahomet) sáng lập. Ong sinh năm 570 sau Công nguyên tại Mecca, mồ côi cha mẹ, thuở nhỏ sống cơ cực, không biết chữ nhưng khôn ngoan. Năm 25 tuổi, Mohammet theo đoàn buôn từ Mecca sang Xiri, làm công cho một góa phụ 40 tuổi tên là Khadifi, rồi sau lấy bà này làm vợ. Năm 41 tuổi, ông tuyên xưng rằng mình được Thánh Ala trên trời chọn làm sứ giả để truyền đạo Ixlam. Ở Mecca. Mohammet không được dân chúng tôn kính, bèn tới Medina vào năm 622 và được dân cư ở đây đón nhận. Năm 630, ông lập đội vũ trang, đưa quân tiến về Mecca và chiếm được thành này. Mohammet qua đời tại Mecca năm 632. Từ đó Media trở thành nơi hành hương của các tín đồ đạo Hồi.

Lịch sử phát triển của đạo Hồi là sự đan xen những nhu cầu tín ngưỡng và tâm lý, những trùng hợp về lợi ích vật chất của các thế lực cầm quyền cùng với những cuộc chiến tranh mà kinh Coran gọi là các cuộc “Thánh chiến”. Đạo Hồi ra đời (muộn hơn Cơ đốc giáo 500-600 năm, đạo Phật 1.200 năm) khi các tôn giáo lớn của nhân loại đã hình thành và ổn định. Bởi vậy, Hồi giáo phải dùng vũ lực để mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra thế giới xung quanh.

Về giáo lý, đạo Hồi lấy Kinh Coran làm cơ sở, mà 60% dựa trên nền tảng của Kinh thánh. Hồi giáo đặc biệt đề cao ý nghĩa, tính thiêng liêng, vĩnh cửu của Kinh Coran, coi đó là quyển sách đúng đắn nhất. Theo các tín đồ Hồi giáo, mọi điều về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo… đều được Đức Thánh Ala (nhân vật trung tâm trong Kinh Coran) giáo huấn. Về nghi lễ, tín đồ Hồi giáo phải thực hiện nghiêm ngặt 5 mệnh lệnh (còn gọi là 5 trụ cột):

+Tin tuyệt đối vào Thánh Ala, tin ở sự tận cùng của thế giới và cuộc sống ở thế giới bên kia.

+Mỗi ngày cầu nguyện 5 lần (vào lúc rạng đông, giữa trưa, chiều, hoàng hôn và tối) tại nhà, thánh đường hoặc bất cứ chỗ nào. Buổi cầu nguyện trưa thứ sáu hàng tuần là quan trọng nhất và bắt buộc phải đến thánh đường.

+Phải đóng thuế, góp tiền lạc quyên, bố thí. Tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ hàng năm trích 10% lợi nhuận cho nhà thờ để bố thí cho người nghèo, trẻ mồ côi, người góa bụa…

+Phải ăn chay, nhất là trong tháng Ramađan (tháng 9 Hồi lịch).

+Giáo luật bắt buộc tất cả các tín đồ trên thế giới ít nhất trong đời, một lần hành hương đến thánh địa Mecca.

Giáo lý đạo Hồi cho phép người đàn ông được lấy 4 vợ. Người phụ nữ bị coi thường như một loại hàng hóa. Ngoài ra, tôn giáo này còn có một luật lệ hà khắc mà cho đến nay, nhiều nước Hồi giáo vẫn sử dụng để điều hành nhà nước và xã hội. Ví dụ kẻ ăn cắp bị chặt tay, kẻ giết người phải đền mạng, phụ nữ ngoại tình hoặc có con ngoài giá thú bị ném đá cho đến chết.

Hiện nay trên thế giới có 1,136 tỷ tín đồ Hồi giáo, trong đó chia thành hai giáo phái: Xunnit: 975 triệu tín đồ và Siai: 161 triệu tín đồ. Tập trung đông nhất ở Tây Nam Á và Bắc Phi (35,3% tổng số tín đồ), Nam Á (29,7%), Đông Phi (15,6%), một vài nước ở Đông Nam Á (16,6%)…

Ở nước Việt Nam, đạo Hồi du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ XII – XIII do thương nhân người Malaysia thông qua con đường buôn bán và được cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận đón nhận. Lịch sử hình thành đạo Hồi ở nước ta không gắn với chiến tranh mà bằng con đường hòa bình, giao lưu kinh tế-văn hóa. Từ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, một bộ phận người Chăm xuống vùng Châu Đốc (An Giang) hình thành nền vùng Hồi giáo lớn thứ hai ở Việt Nam. Đạo Hồi ở nước ta thực chất là tôn giáo của người Chăm, hiện nay có khoảng trên 63.000 tín đồ.

 

THÔNG TIN THÊM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÁC VÙNG HOA KỲ

 

Vùng phía Tây Hoa Kỳ :

Được cấu tạo bở nhiều dãy núi đồ sộ tiếp giáp nhau và chạy song song với nhau theo hướng bắc – nam, kéo dài khoảng 3000 km từ biên giới Canada đến biên giới Mêhicô. Các dãy núi này là một bộ phận của hệ thống Coócđie, có địa hình hiểm trở, độ cao trung bình trên 2.000 m thậm chí có nhiều đỉnh cao trên 4.000 m, các sườn núi dốc. Sườn phía tây hướng về Thái Bình Dương có khí hậu ẩm ướt. Phần lớn diện tích bên trong có khí hậu khô hạn, đất xấu, thực vật kém phát triển.

Tài nguyên có giá trị ở đây là các khoáng sản kim loại màu như đồng, vàng, chì, uranium, thiếc, vonfram… Chính các mỏ vàng đã tạo ra sức hút đối với hàng triệu cư dân di chuyển từ miền Đông đến miền Tây để khai thác và vì thế, làm tăng nhanh mật độ dân cư ở đây. Tuy nhiên, phần lớn dân cư đến đây đều sinh sống ở các đồng bằng ven biển Thái Bình Dương, nơi có khí hậu ôn hòa và đất phù sa màu mỡ. Do vậy, ngay từ năm 1.850 bang California đã được hình thành, sớm hơn nhiều so với các bang ở vùng Trung tâm. Hiện nay bang California là một trong những bang có nền kinh tế phát triển hiện đại bậc nhất của Hoa Kỳ.

Sông của khu vực phía Tây bắt nguồn từ hệ thống Coócđie đổ vào Thái Bình Dương nên ngắn, dốc, có thuỷ năng lớn. Các sông chủ yếu là sông Colombia và Colorado.

Vùng Trung Tâm:

Là khu vực đất thấp nằm giữa hai hệ thống núi Apalat ở phía Đông và hệ thống Coócđie ở phía tây. Toàn bộ diện tích là các đồng cỏ, thảo nguyên và đồng bằng châu thổ sông Misisipi. Đất đai màu mỡ, lượng mưa khoảng 700 – 800 mm, khí hậu mang đặc điểm ôn đới ở phía bắc đến đặc điểm cận nhiệt ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Khoáng sản của miền cũng rất phong phú về chủng loại và có trữ lượng lớn. Điển hình phải kể đến dầu mỏ và khí tự nhiên, quặng sắt, than đá và các loại muối khoáng. Quặng sắt, than đá tập trung thành bể lớn ở phía Nam Ngũ hồ.

Vùng phía Đông:

Bao gồm hệ thống núi Apalat và dải đồng bằng ven Đại Tây Dương. Hệ thống núi Apalat chạy dài theo hướng đông bắc-tây nam, từ cửa sông Saint Lorain đến bang Alabama ven vịnh Mêhicô. Đặc điểm nổi bật của hệ thống núi này là được hình thành từ niên đại Cổ sinh. Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản như than đá, quặng sắt, bôxít… với trữ lượng lớn bậc nhất thế giới. Trải qua thời gian dài, lớp phủ đất đá bề mặt đã bị bóc mòn và rửa trôi làm lộ thiên nhiều loại khoáng sản, thuận lợi việc khai thác và sản xuất. Nhờ vậy, ngay từ giữa thế kỷ XIX, khu vực này đã được khai thác nhiều, cung cấp nguyên liệu không chỉ cho công nghiệp Hoa Kỳ mà còn xuất khẩu sang châu Au.

Là khu vực nằm gần với Đại Tây Dương, lại có hướng chắn gió từ biển thổi vào nên vùng có lượng mưa lớn, khoảng 1.500 – 2.000 mm/ năm với hệ thực vật phong phú. Đây từng là khu vực có trữ lượng gỗ lớn nhất Hoa Kỳ nhưng do bị khai thác lâu đời nên hiện nay trữ lượng gỗ không đáng kể. Apalat tuy kéo dài nhưng do bị bóc mòn liên tục trong hàng triệu năm và tốc độ nâng lên không đáng kể nên độ cao không vượt quá 2.000 m, các sườn núi thoải không hiểm trở. Việc giao thông từ đông sang tây ít gặp khó khăn.

Bộ phận đồng bằng ven Đại Tây Dương có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là nơi lập nghiệp đầu tiên của những người nhập cư từ châu Au và đã trở thành nơi tập trung đông dân cư (mật độ trên 400 người/ km²), nhiều thành phố lớn và tiềm lực kinh tế chủ yếu của Hoa Kỳ.

Alaska:

Là bộ phận lãnh thổ tận cùng phía Tây Bắc của châu Mỹ. Vùng đất này rộng tới 1.593.438 km²; nếu kể cả các vùng đất ngập nước ven bờ thì là 1.717.854 km². Alska gồm bán đảo lớn và vô vàn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Chúng trải ra chiều Bắc – nam là 2.240 km, còn theo chiều Đông –Tây lên tới 3.500 km. Alaska có vị trí vô cùng quan trọng. Nó khống chế khu vực bắc Thái Bình Dương. Alaska chỉ có cách Nga hơn 80 km. Quần đảo Alêut với hơn 150 hòn đảo kéo dài 1.800 km như cánh tay ôm lấy miền đông bắc nước Nga.

Alaska gồm nhiều đồng bằng, thung lũng và các dãy núi xen kẽ nhau từ bắc xuống nam. Sông Yucơn dài 3.190 km bắt nguồn từ Canada có hơn 2.000 km chảy dọc từ tây sang đông tạo thành một thung lũng lớn, một con đường xâm nhập vào nội địa Alaska. Alaska là nơi bắt đầu dãy Coócđie. Ở đây có đỉnh Makenđi cao tới 6.194 m là đỉnh núi cao nhất của lục địa Bắc Mỹ.

Nằm ở vĩ độ cao lại ở gần Bắc Băng Dương nên phần lớn lãnh thổ Alaska là đồng rêu và đất băng. Chỉ có vùng ven biển Tây Nam là tương đối ấm hơn và có rừng với các loài của vùng ôn đới lạnh.

Tuy vậy, Alaska là vùng giàu tài nguyên. Vùng bờ Thái Bình Dương như là “nút cổ chai” nối hai đại dương lớn nên đặc biệt giàu hải sản. Vùng nội địa và ven Bắc băng Dương là nơi có nhiều loài thú chịu lạnh. Alaska có nhiều khoáng sản. Đây là bang có trữ lượng dầu lửa đứng thứ hai ở Hoa Kỳ, mỗi năm cung cấp khoảng ¼ – 1/5 sản lượng dầu lửa của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Alaska còn nhiều vàng, uranium, bạc, kẽm, chì, đồng…

Hiện nay Alaska là bang có số dân ít nhất với chỉ hơn 600.000 người. Mật độ dân số trung bình là 2 người/ km². Đại bộ phận dân cư sống trong các đô thị ấm áp ven Thái Bình Dương. Thị dân chiếm tới 80% dân số. Thủ phủ của bang là thành phố Anchorage có số dân hơn 270.000 người, các thành phố lớn khác có Fairebank và Juneau (hơn 30.000 dân). Thổ dân của Alaska là người Eskimo (cũng thường gọi là người Inuit), người Alêut… chiếm khoảng 16%. Người da trắng chiếm đa số với gần 70%. Các nhóm khác gồm người Hawai, người gốc Á, người da đen là những nhóm thiểu số của bang.

Alaska được một thương gia Nga là Fedot Alesseyev tìm ra vào năm 1.654. Từ đây cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, Alaska nằm trong quyền cai quản và khai thác của nước Nga Sa hoàng. Nhưng hoạt động của người Nga bó hẹp ở một bộ phận lãnh thổ nhỏ ven biển Thái Bình Dương. Họ khai thác quặng, săn cá voi. Nhưng lợi ích thu được từ lãnh thổ này thì ít mà thiệt hại do sự chống đối của thổ dân thì rất lớn.

Từ giữa thế kỷ XIX, Alaska lọt vào tầm ngắm của tư bản Mỹ. Năm 1.843, tổng thống Mỹ lúc đó là William Marcy đặt vấn đề mau Alaska nhưng không thành công. Sau thất bại trong các cuộc chiến tranh Crưm với Anh và Pháp vào những năm 1850, Nga không còn tin vào khả năng giữ được vùng Alaska xa xôi và họ quyết định bán lãnh thổ này cho Mỹ vào năm 1.867 với giá 7,2 triệu USD. Từ đó đến năm 1.959, Alaska tồn tại như lãnh thổ thuộc địa của Mỹ. Đến năm 1.959 nó mới chính thức được công nhận là một bang của Hoa Kỳ. Từ một lãnh thổ hoang vắng mua được với giá rẻ không ngờ, Alaska trở thành con gà đẻ trứng vàng của nước Mỹ đồng thời trở thành một chốt tiền tiêu ngăn chặn mọi hành động tấn công nước Mỹ từ những đối thủ chính của họ.

Thiên tai:

Động đất:

Miền Tây Hoa Kỳ nằm ở nơi tiếp xúc giữa hai mảng kiến tạo là mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ nên là nơi xảy ra nhiều trận động đất với cường độ rất lớn. Nửa cuối thế kỷ XX, có hai trận động đất đáng ghi nhớ. Trận động đất vào năm 1.964 ở Alaska có cường độ 9,2º Ríchte phá huỷ nặng nề hai thành phố Anchorage và Valdez (trận động đất gây ra sóng thần khủng khiếp giết chết hơn 300.000 người ở Đông Nam và Nam Á năm 2.004 cũng chỉ có cường độ 8,9º Ríchte). Trận động đất vào năm 1.989 ở thành phố San Francisco có cường độ 7,1º Ríchte, phá hủy nhiều nhà cửa công trình xây dựng, trong đó có cả một phần cây cầu nối San Francisco với thành phố Okland ở phía đông vịnh San Francisco.

Bão:

Vùng Nam và Đông Nam Hoa Kỳ nằm trong khu vực có những trận bão khủng khiếp. Nguyên do là các cơn bão nhiệt đới hình thành từ Đại Tây Dương cứ “vô tư” đi tích lũy năng lượng rồi đi thẳng vào Hoa Kỳ mà không gặp một rào cản nào đáng kể. Những trận bão có tốc độ gió hàng trăm km / giờ là chuyện “thường niên” ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn, tháng 8/2.005 một trận bão có tên là Katrina sức gió tới 170 km/giờ đổ bộ vào Hoa Kỳ, nước biển tràn vào nhấn chìm một phần lớn các thành phố ven biển như New Orleans, Houston. Tổng thiệt hại lên tới 125 tỷ USD. Có tới hơn 10.000 chết và rất nhiều người bị thương trong trận bão này. Ngay sau đó vài chục ngày, vào giữa tháng 9, khi mà người dân các bang Texas, Louisiana, Florida chưa hoàn hồn vì những thảm họa do Katrina gây ra thì Rita, một cơn bão với sức gió cấp 12 (120 km/giờ) lại ập vào, bồi thêm cho cư dân các bang miền Nam thêm một đòn khủng khiếp nữa.

Lốc xoáy, vòi rồng, sét:

Là hiện tượng phổ biến ở miền Tây Hoa Kỳ, nhất là vùng đất cao ven dãy Rocky. Nguyên nhân là do đây là nơi gặp nhau của các khối khí hoặc đường đi của các khối khí bị ngăn cản đột ngột.

 

Hệ thống sông Mit-xi-xi-pi:

Mitxixipi và Mixuri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ. Hệ thống này bao trùm lên toàn bộ vùng Trung Tâm Hoa Kỳ với 31 bang và gần 40% diện tích toàn nước Mỹ. Trong hệ thống này còn có hơn 500 sông nhánh lớn nhỏ khác nhau. Hai sông chính của hệ thống là Mixixipi và Mixuri.

Sông Mixixipi (Mississippi nghĩa là dòng nước lớn): được coi là dòng chính bắt nguồn từ hồ Itasca chảy vào vịnh Mêhicô có chiều dài 3.770 km.

Sông Mixuri (Missouri): có thể coi là nhánh lớn nhất ở phía hữu ngạn sông Mitxixipi. Sông này bắt nguồn từ cao nguyên Đá vàng chảy qua hơn 4.000 km rồi hòa vào vào sông chính ở đoạn gần thành phố Saint Louis, thành phố nổi tiếng với một cổng vòm cao tới 192 m. Nếu ta tính chiều dài sông từ nguồn của Mitxuri ra biển thiều dài của nó lên tới 6.000 km. Nhánh chính bên tả ngạn là sông Ohaio dài 1.580 km từ bang Ohaio đổ về. Các nhánh lớn khác gồm có sông Arkansas (2.350 km), Red (2.080 km), Illinois (680 km) và Platte (1.593 km) đổ vào sông Mitxuri. Xem ra, Mitxixipi là một trong những bà mẹ có nhiều con và bề thế nhất trong họ hàng nhà sông trên thế giới.

 

Thung lũng Chết (Death Valley):

Đây là vùng đất chết nằm ở phía Đông Nam bang California. Thung lũng Chết nghĩa là “Thung lũng của sự chết chóc”. Năm 1849, một đoàn khoảng 30 người đã quyết định đi tắt qua thung lũng này để đến mỏ vàng nhanh hơn. Nhưng loanh quanh cả tháng trời họ mới thoát ra được. Trên đường đi đoàn người đã trải qua nỗi thống khổ do đói khát, bò cạp, rắn và lạc lối vì địa hình hoang vu lại bị đan cắt như mê hồn trận. 12 người trong số họ bị bỏ xác dưới đáy vực. Một trong những người sống sót phải sang tận tháng 1/1.850 mới thoát ra khỏi vùng đất này. Quá kinh hoàng vì những gì đã trải qua, ông ta liền đặt cho nó cái tên là “Thung lũng Chết”.

Thung lũng Chết thực chất là một bồn địa sâu, lớn giữa vùng hoang mạc. Nó kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam trên một chiều dài 225 km, chiều ngang từ 6 đến 26 km. Đáy thung lũng là đáy của dòng sông cạn với những cồn cát, bãi đá lổn nhổn với nhiều hình thù kỳ quái bóp nghẹt tim những người yếu bóng vía. Nơi thấp nhất của thung lũng thấp hơn mực nước biển tới 86 m.

Thời tiết ở Thung lũng Chết rất khắc nghiệt. Lượng mưa trung bình năm chỉ duới 50 mm. Nhiều năm không hề có một giọt mưa. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè thường trên 52ºC. Năm 1.913 người đo được nhiệt độ không khí cao nhất tới gần 57ºC, còn nhiệt độ mặt đất thì tới 88ºC.

Từ năm 1.933, Hoa Kỳ đã thành lập Công viên quốc gia Thung lũng Chết, bao gồm thung lũng và vùng phụ cận có diện tích tới hơn 13.000 km². Với sự hiểu biết của thời đại ngày nay, Thung lũng Chết không còn là vùng đất chết nữa mà nó trở thành điểm thu hút khách du lịch, nhất là những người hiếu kỳ.

 

NHỮNG THÔNG TIN THÊM VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI HOA KỲ

 

Hoa Kỳ là xứ sở của các triệu phú, tỷ phú:

Triệu phú là những người có tài sản hàng triệu USD. Hiện nay số triệu phú ở Hoa Kỳ khoảng 4 triệu người. Số này gần bằng 40% của cả thế giới và tương đương dân số Xingapo. “Làm giàu không khó”. Các ca sĩ, vận động viên thể thao, người môi gới chúng khoán… rất dễ trở thành triệu phú. Vì triệu phú ở Hoa Kỳ chỉ cần có tài sản bằng cỡ 25 năm thu nhập trung bình của người dân nên triệu phú trong xã hội Hoa Kỳ cũng chỉ được nhìn nhận như một người có tài sản trị giá 15.000 USD.

Tỷ phú là những người có tài sản giá trị hàng tỷ USD. Theo thống kê năm 2.006, thế giới có 793 tỷ phú thì Hoa Kỳ có gần 4.000 tỷ phú, nghĩa là bằng ½ thế giới, gấp 10 lần Nga là nước đứng thứ hai. Có nhiều người Hoa Kỳ là tỷ phú do thừa kế. Nhưng phần nhiều trong số họ là những người giàu do biết kinh doanh một cách năng động và hiệu quả. Điển hình cho sự giàu có là Bill Gate, chủ tịch tập đoàn Microsoft.

Thứ tự xếp hạng các tỷ phú có thể thay đổi hàng năm. Lý do thì nhiều nhưng một trong những lý do phổ biến là sự biến động của thị trường chứng khoán. Tài sản các tỷ phú thường là các cổ phiếu. Giá cổ phiếu thay đổi thì trị giá tài sản của họ cũng thay đổi theo. Năm 2002, Bill Gate mất 11 tỷ so với năm 2.001.

 

Hoa Kỳ có người nghèo không?

Hoa Kỳ cũng có rất nhiều người nghèo. Hiện nay, hộ nghèo ở Hoa Kỳ được xác định như sau: là những gia đình 4 người có mức thu nhập khoảng 20.000 USD trở xuống.

Ta có thể thấy, nếu tính ra tiền Việt thì hộ nghèo ở Hoa Kỳ cũng có thu nhập rất cao, tới hơn 300 triệu đồng/ năm cho 4 người. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ khi thu nhập bình quân đầu người là 35-40.000 USD/ người thì thu nhập của các hộ trên là quá thấp và tất nhiên cuộc sống của họ là cơ cực.

Theo thống kê, ở Hoa Kỳ có 37.000.000 người ở dưới ngưỡng nghèo, chiếm 12% dân số. Tỷ lệ nghèo cao nhất là người da đen và họ ngày càng nghèo hơn so với những người xung quanh. Người gốc Mỹ Latinh cũng có số người nghèo đông. Cộng đồng gốc Á tuy vị thế chính trị thấp nhưng được đánh giá là cộng đồng năng động trong làm ăn và họ có thu nhập bình quân cao hơn cả.

Người nghèo ở Hoa Kỳ hiếm khi bị bỏ đói do Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ, đặc biệt là cấp tem lương thực cho người nghèo. Tuy nhiên, cái khổ nhất của họ là ở chỗ họ cảm thấy khổ hơn những người xung quanh trong một xã hội mà người ta quy mọi giá trị vào tài sản. Mặt khác, do không coi trọng việc “mua nhà” nên nhiều người khi sa cơ trở thành “vô gia cư”.

 

Người Mỹ có hạnh phúc không?

Những người Mỹ rất giàu. Thu nhập bình quân của họ đã vượt Nhật, đứng đầu G7.

Lương bình quân của lao động Mỹ rất cao, tới 17 USD/ giờ, nghĩa là 1 giờ lao động của họ đem lại khoảng 270.000 VNĐ theo thời giá 2.007.

Người Mỹ hầu hết có ôtô, trung bình 2 người dân có 1 xe du lịch. Nếu đi xa họ đi máy bay. Mỹ có những hãng hàng không hàng đầu thế giới luôn chào mời và trân trọng khách hàng một cách rất chuyên nghiệp.

Hàng hóa của Mỹ thì ngập tràn và người ta có cả một ngành công nghiệp quảng cáo, với những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tận tâm phục vụ người tiêu dùng.

Những ai đến Mỹ đều thấy họ làm ra làm, khoa học, năng động và đầy tham vọng.

Nước Mỹ như là thiên đường trong mắt khach vãng lai và những người chưa đến Mỹ, là mẫu hình cần học tập của những nhà kinh doanh. Nhưng người Mỹ không nghĩ như thế. Vào năm 2.006, một tổ chức chuyên điều tra về cuộc sống con người của nước Anh, sau một vòng điều tra cảm nhận của con người về cuộc sống trên đất nước mình. Kết quả là, người Mỹ thấy mình không hạnh phúc bằng các nước khác. Xét theo mức độ hài lòng cuộc sống của người dân, nước Mỹ xếp thứ trên 100.

 

Thảm họa.

Mỹ là đất nước có nhiều nguyên nhân khiến thảm họa nảy nở.

Đây là đất nước sùng bái tự do cá nhân. “Cực đoan” của nó là chà đạp lên người khác, đòi hỏi quá mức của cá nhân không được thỏa mãn tất yếu dẫn đến sự bất bình, sự u uất và hành động liều lĩnh.

Chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa can thiệp Mỹ khiến nước Mỹ đụng chạm đến lợi ích của nhiều đối tượng trên thế giới, lịch sử đã xảy ra nhiều thảm họa.

+ Am sát những danh nhân: một số Tổng thống Mỹ trở thành đối tượng, trong đó một số thiệt mạng vì ám sát. Điển hình là Abram Lincoln, nột anh hùng của cuộc nội chiến, bị ám sát năm 1.865, John Kenedy, Tổng thống thời kỳ 1961-1963 bị ám sát khi mới 46 tuổi tại bang Texas. Ngay R. Rigan chủ nhà trắng trong thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh lạnh cũng bị bắn hạ nhưng y học đã giúp ông ta may mắn thoát chết. Năm 1.967, một sự kiện làm phẩn nộ thế giới da màu. Mục sư Lúcthơking, người đấu tranh vì lợi ích của thiểu số da đen bị ám sát chết.

 

Khủng bố:

Vụ đánh bom toà nhà Liên bang ở Oklahoma tháng 4 năm 1.995 làm chết 168 người.

Trung tâm Thương mại Thế giới, bị khủng bố đến 2 lần, lần 1 đánh bom và lần 2 vào ngày 11/9/2.001 bị máy bay đâm đổ, giết chết hơn 3.000 người.

Ngay cả trụ sở Bộ Quốc phòng cũng bị tấn công, làm hư hại và thương vong nhiều người.

Nhiều vụ thảm sát liên quan đến của cải, đến đạo đức học đường… Một số học sinh tấn công trường học, giết chết thầy cô và bè bạn. Ngày 16/4/2.007, một sinh viên trường Đại học công nghệ Virginia, một trường lớn có 26.000 sinh viên, giữa ban ngày đã ngang nhiên mang súng vào trường, xả súng giết chết 33 sinh viên, giảng viên và làm bị thương 26 người khác.

 

THÔNG TIN THÊM VỀ KINH TẾ HOA KỲ

 

Nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ.

Trình độ khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ cao, nguồn vốn lớn nhất thế giới và nguồn tài nguyên phong phú. Do vậy, Hoa Kỳ có khả năng rất lớn trong việc huy động các nguồn lực để thay đổi quy mô sản xuất. Tuy nhiện , khả năng này chỉ được thực hiện khi trong xã hội có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Hoa Kỳ có thị trường rất lớn nhờ nhu cầu tiêu dùng nội địa cao nhất thế giới. Năm 1.998, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã mua lượng hàng hóa có giá trị hơn 5.500 tỷ USD. Ngoài ra các nhà đầu tư còn sử dụng hơn 1.000 tỷ USD để mua thiết bị, máy móc.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải hình thành nhiều tổ chức hợp tác. Hoạt động của kinh tế-xã hội dựa trên cơ sở mối quan hệ cung-cầu. Khả năng thực hiện các mối quan hệ cung-cầu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Hoa Kỳ hình thành hàng trăm nghìn tổ chức hợp tác với hình thức rất đa dạng. Nhờ vậy đã tạo nên được sự liên kết chặt chẽ, linh hoạt giữa sản xuất và tiêu dùng, tập đoàn sản xuất công nghiệp…

Các nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế như vốn, lao động, tài nguyên, tri thức… được huy động phục vụ sản xuất, kinh doanh chủ yếu nhờ vào thị trường.

 

Hoạt động dịch vụ.

Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về chuyển giao công nghệ cho các nước khác. Hiện nay, nhiều nước đều sử dụng các quy trình công nghệ và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Thông tin liên lạc của nhiều nước phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các vệ tinh của Hoa Kỳ. Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của Hoa Kỳ có cơ sở ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ vậy, Hoa Kỳ thu được nguồn lợi phi mậu dịch rất lớn. Nguồn thu này đảm bảo cho nền kinh tế vẫn phát triển trong khi tình trạng nhập siêu với giá trị lớn, kéo dài liên tục.

Các ngành dịch vụ rất đa dạng:

+ Giao thông vận tải: hệ thống các loại đường và các phương tiện vận tải của Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới.

+ Ngoại thương:

 

Giá trị xuất và nhập khẩu của Hoa Kỳ thời kỳ 1995 – 2004 (đơn vị: triệu USD)

 

Năm

1995

1997

1998

1999

2000

2001

2004

XK

584743

688697

382138

702098

781125

730803

818500

NK

770852

899020

944353

1059435

1259297

1179177

1525700

CCXNK

– 186109

– 210323

– 562215

– 357337

– 478172

– 448374

– 707200

 

+ Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch: hiện nay Hoa Kỳ có khoảng hơn 600.000 tổ chức ngân hàng, tài chính hoạt động, thu hút 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính có quy mô trên toàn thế giới, đang tạo ra nguồn thu và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kỳ.

Thông tin liên lạc Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới. Mạng lưới thông tin bao phủ toàn cầu. Hiện nay, Hoa Kỳ có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ thông tin cho nhiều nước.

Ngành du lịch phát triển mạnh. Hoa Kỳ có nguồn tài nguyên du lịch với nhiều loại khác nhau gồm 350 vườn quốc gia, hàng trăm di tích văn hóa, nghệ thuật, công trình kinh tế nổi tiếng.

 

Las Vegas, hái tiền trên hoang mạc:

Thường thì đối với các nước, hoang mạc là nơi khô hạn, khắc nghiệt hầu như không có người ở như ở Hoa Kỳ thì hình như khác hẳn. Một chốn phù hoa đô hội cuốn hút nhiều người nhất lại nằm trên hoang mạc nắng cháy, điển hình là thành phố của công nghệ giải trí Las Vegas.

Las Vegas là ốc đảo nằm trong thung lũng Las Vegas ở đông nam hoang mạc Nêvađa. Những năm 20 của thế kỷ 18, một số thương gia Tây Ban Nha đã phát hiện ra ốc đảo này khi vược hoang mạc Nêvađa và đặt tên cho nó là Las Vegas, nghĩa là “Bãi cỏ”. Năm 1.855 một nhà thờ của giáo phái Moro (một nhánh của Cơ đốc) được xây dựng và điểm định cư hình thành. Năm 1.905, đường xe lửa đã đến thung lũng này đem lại cho Las Vegas một sức sống mới. Nhưng sự đô thị chỉ thực sự phát triển sau năm 1.936, khi người ta xây dựng đập nước Hoover trên sông Corolado cách đó khoảng 4 km. Hoover là đập nước lớn, độ cao tới 221 m, dung tích hồ chứa tới hơn 34 tỷ mét khối đảm bảo cung cấp nước với quy mô lớn.

Có nước là có tất cả. Khí hậu khô khan khiến không khí sạch sẽ. Vào kỷ nguyên dịch vụ thì đó là thế mạnh. Người ta mau chóng xây dựng Las Vegas thành Thủ đô giải trí của thế giới.

Las Vegas không có đêm bởi vì thành phố tràn ngập ánh điện. Ở đây có đủ các loại dịch vụ giải trí chứ không phải chỉ có cờ bạc. Người ta tổ chức nhiều hoạt động thể thao như đua ngựa, đua ôtô… Đường đua ôtô tốc độ cao khánh thành năm 1.996. Những trận đấu bốc nảy lửa, những trận bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục giữa các siêu đấu thủ thường xuyên được tổ chức.

Đây cũng là nơi thường xuyên lui tới biểu diễn, làm ăn của các ca sĩ, nhạc công nổi tiếng. Những buổi biểu diễn ảo thuật của các ảo thuật gia nổi tiếng chẳng hạn như David Copperfield luôn chật ních người xem.

Las Vegas còn là nơi được chọn để tổ chức các hội nghị, hội thảo. Khi du lịch bùng phát, người ta còn đa dạng hóa các hoạt động để cuốn hút du khách. Bên cạnh các hoạt động trong nhà người ta còn tổ chức các hoạt động ngài trời. Las Vegas trở thành một bảo tàng sống động với vô số tượng đài, các tác phẩm nghệ thuật muôn màu muôn vẻ. Las Vegas còn là tâm điểm của các tour du lịch đi đến các vùng xung quanh như thung lũng Corolado, Thung lũng chết.

Du lịch phát triển làm tăng cơ hội việc làm khiến cho số dân cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1.980, thành phố mới có 165.000 dân thì năm 1.990 tăng lên 258.000, năm 2.000 có 478.000 và năm 2.003 đã lên tới 517.000 dân. Cũng trong thời gian này, số dân của các đô thị vệ tinh và nông thôn trong vùng đô thị Las Vegas (gồm Las Vegas và ngoại thành) đã tăng lên 3 lần, từ khoảng 500.000 lên hơn 1,5 triệu người.

Điều rút ra ở đây là, nhờ năng động và giàu có, người Mỹ đã cải tạo và khai thác tốt không gian lãnh thổ, thậm chí có thể biến một vùng xa xôi, khắc nghiệt thành “con gà đẻ trứng vàng” cho đất nước.

 

Cơ cấu ngành công nghiệp.

Năm 2.000, công nghiệp chế biến tạo ra khoảng hơn 17% GDP và thu hút hơn 40 triệu lao động. Các ngành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hàng hoá của công nghiệp chế biến là: hóa chất 11%, chế tạo máy móc các loại 10,7%, điện tử-vễn thông 10,5%, chế biến thực phẩm 10,2%, sản xuất phương tiện giao thông vận tải 10,1%. Các ngành khác như hàng không vũ trụ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ… đều là những ngành phát triển mạnh. Năm 2.000, riêng công nghiệp chế biến đã tạo ra nguồn hàng chiếm 84,2% trong tổng số hơn 871 tỷ USD hàng xuất khẩu của cả nước.

Công nghiệp điện lực gồm có 76% nhiệt điện, 10% điện nguyên tử, 6% thuỷ điện, phần còn lại là các loại khác: điện địa nhiệt, gió, điện mặt trời…

Công nghiệp khai thác khoáng sản tạo ra 1,5% GDP và thu hút 0,5% tổng số lao động. Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môlipđen,; thứ hai về vàng, bạc, đồng, chì, than đá và thứ ba về dầu mỏ.

 

Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù có sự đa canh trong sản xuất nông nghiệp nhưng mỗi loại nông sản thường phân bố tập trung, tạo thành các vùng có sản lượng lớn. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại. Số lượng các trang trại có xu thế giảm, ngược lại diện tích bình quân lại tăng.

Năm 1935 có 6,8 triệu trang trại với diện tích bình quân mỗi trang trại là 63 ha, đến năm 2000 chỉ còn hơn 2,1 triệu trang trại với diện tích trung bình mỗi trang trại khoảng 176 ha.

 

THÔNG TIN VỀ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KỲ.

 

Vùng Đông Bắc.

Vùng Đông Bắc bao gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ, có kinh tế phát triển sớm nhất Hoa Kỳ. Ở đây đã hình thành chuỗi đô thị (Megalopolis) và khu vực trọng điểm công nghiệp chế biến lớn nhất thế giới.

Chuỗi đô thị bao gồm 15 thgành phố phát triển nối liền nhau, dọc theo ven biển từ Boston đến Washington dài hơn 800 km. Trong suốt thế kỷ XIX cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX, các thành phố này là những trung tâm công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo động cơ, đóng tàu thuỷ… quy mô lớn của Hoa Kỳ. Đến cuối thế kỷ XX, khu vực nội địa phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy các thành phố ở phía đông chuyển sang chức năng dịch vụ. Hiện nay, Megalopolis là nơi tập trung 33% tập đoàn công nghiệp, 60% công ty tài chính, 44% công ty bảo hiểm, 28% công ty thương mại của cả nước. Sáu cảng biển lớn nhất ở đây hàng năm vận chuyển hơn 30% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí điện tử, sản xuất phương tiện giao thông ở đây vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn.

Khu vực trọng điểm công nghiệp chế biến bao gồm 9 bang nằm ở phía nam và đông nam Ngũ Hồ, do có nhiều điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Trữ lượng than đá lớn nhất nước: Oaiôming chiếm 29%, Tây Vớcginia 18%, Kentúcki 16%. Quặng sắt ở Minêxôta, Misigân, Niu Iooc chiếm gần 2/3 trữ lượng sắt của Hoa Kỳ. Sản xuất nông nghiệp của các bang trong vùng và nội địa phát triển mạnh nảy sinh nhu cầu cao về chế biến nông sản và công cụ cơ khí. Năm 2.003, khu vực này tạo ra 39% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp ở đây rất đa dạng: công nghiệp chế tạo ôtô và các phương tiện vận tải khác, máy nông nghiệp ở Đitroi, Sicagô. Công nghiệp luyện kim, ch tạo thiết bị công nghiệp, động cơ điện ở Mađixơn, Clivơlen, Sicagô. Công nghiệp chế biến nông sản ở Minêapoli, Sicagô, Mađixơn…

Vùng phía Nam.

Vùng phía Nam bao gồm các bang ở hạ lưu sông Mixixipi và ven vịnh Mêhicô. Vùng này là nơi sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu của Hoa Kỳ như: lúa gạo, đỗ tương. Bông, mía, cây ăn quả. Công nghiệp chủ yếu bao gồm các ngành như: khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên, hàng không-vũ trụ, điện tử, viễn thông, máy tính, các thiết bị điện lạnh…Hai bang Texas và Louisiana cung cấp trên 60% sản lượng dầu mỏ khai thác được của Hoa Kỳ. Các ngành khác cũng phát triển mạnh như chế biến thực phẩm, sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp.

Vùng phía Tây.

Vùng phía Tây bao gồm các bang ven Thái Bình Dương và trong hệ thống núi Coócđie. Vùng này phát triển kinh tế nhanh từ giữa thế kỷ XX đến nay. Hầu hết các ngành ứng dụng kỹ thuật hiện đại như điện tử, công nghệ thông tin, hàng không-vũ trụ, hóa chất… đều được đầu tư lớn. Các trung tâm công nghiệp Los Angeles, San Francisco, Seatlle có quy mô hàng đầu thế giới. Los Angeles là trung tâm công nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ. Ở đây có hơn 2 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy và sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới như: tivi, máy tính, thiết bị điện lạnh, động cơ điện, tàu thuỷ, chất dẻo… Công nghệ thông tin nổi tiếng với Thung lũng Silicon ở bang California tập trung nhiều công ty máy tính hàng đầu thế giới. Seatlle là trung tâm sản xuất phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hàng đầu của Hoa Kỳ. Hầu hết máy bay của hãng Boing đều được sản xuất ở đây.

Các bang thuộc miền núi Coóc đie phát triển công nghiệp thuỷ điện, điện hạt nhân, khai thác khoáng sản và du lịch. Hiện nay, Hoa Kỳ sản xuất hàng năm khoảng 42% môlipđen, 34% phốtphát, 17% đồng, 16% chì của thế giới chủ yếu tập trung ở các bang Arizona, Motana, New Mehico.

 

THÔNG TIN THÊM VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

 

Những nét cơ bản về Liên minh châu Au (EU).

Liên minh châu Au (tiếng Anh là The European Union, viết tắc là EU).

Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng châu Au (The European Communities).

Trụ sở: Brúcxen (thủ đô của Bỉ).

Quá trình thành lập: bắt đầu từ năm 1951.

1. Hiệp ước Paris (1.951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng than thép châu Au (ECSC).

2. Hiệp ước Roma (1.957) đưa đến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử (Euratom) và thành lập Cộng đồng kinh tế châu Au (EEC).

+ Từ năm 1.967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Au.

+ Năm 1.987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng “Thị trường nội địa thống nhất châu Au” năm 1.992.

3. Hiệp ước Liên hiệp châu Au (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày 7/2/1.992 tại Maastricht (Hà Lan) nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặc trong tiến trình nhất thể hóa châu Au. Cụ thể.

Liên minh chính trị:

+ Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.

+ Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Au tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

+ Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.

+ Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Au.

+ Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu…

+ Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.

Liên minh về kinh tế – tiền tệ.

Liên minh kinh tế-tiền tệ được chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1. Từ 1/7/1990 xoá bỏ mọi hình thức kiểm soát và hạn chế việc lưu chuyển vốn trong 12 nước thành viên.

+ Giai đoạn 2. Từ 1/1/1994 giải tán Uy ban thống đốc ngân hàng trung ương của các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ châu Au để chuẩn bị việc thành lập hệ thống Ngân hàng trung ương (đã thành lập Viện tiền tệ tại Frankfurt).

+ Giai đoạn 3. Từ 1/1/1999 giải tán Viện tiền tệ châu Au, lập Ngân hàng trung ương châu Au – ECB.

Điều kiện để tham gia vào Liên minh kinh tế – tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là: lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất, thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP, nợ nhà nước dưới 60% GDP, GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi; lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Theo quyết định của Hội nghị cấp cao EU ở Madrid (15-16/12/1995):

+ Bắt đầu thực hiện giai đoạn 3 từ 1/1/1999.

+ Lập đồng tiền chung lấy tên là đồng Ơrô.

+ Đề ra các biện pháp cụ thể để tiến hành.

Kể từ ngày 1/1/2002, đồng Ơrô đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Ơrô) gồm Pháp, Đức, Ao, Bỉ, Phần Lan, Ailen, Italia, Lucxembua, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (tính đến cuối năm 2006 đã có 13 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Ơrô, 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Ơrô đang có mệnh giá cao hơn đồng đôla Mỹ.

4. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi) ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam – Hà Lan đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính sau:

Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử: Bản Hiệp ước mới đề cao những nguyên lý tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản cũng như nhà nước pháp quyền thành những nguyên tắc pháp lý cơ bản chung cho tất cả các nước thành viên.

Tư pháp và đối nội: bổ sung thêm phần “Thị thực, tỵ nạn, nhập cư và những chính sách khác liên quan đến tự do đi lại” nhằm từng bước xây dựng một không gian tự do, an ninh và pháp quyền.

Chính sách xã hội và việc làm: đưa nội dung Hiệp ước về phát triển ổn định và Nghị quyết về tăng trưởng – việc làm vào Hiệp ước Amsterdam.

Chính sách đối ngoại và an ninh chung: nhất trí giao cho Tổng thư ký của Hội đồng châu Au nhiệm vụ “đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh chung”, cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Au và Chủ tịch Uy ban châu Au tạo thành “bộ ba” có trách nhiệm cùng nhau xác định chiến lược đối ngoại chung theo nguyên tắc nhất trí nhưng việc thực hiện sẽ do các nước quyết định theo đa số đủ đồng thời để ngỏ khả năng mỗi nước có thể không chấp nhận những quyết định trái với lợi ích sống còn của nước mình.

5. Hiệp ước Schengen: ký ngày 19/6/1990. Hiệp ước này quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 nước tham gia Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh). Ngoài ra còn có thêm hai nước không phải thành viên EU cũng tham gia Schengen là Na Uy và Aixơlen.

6. Hiệp ước Nice: ký ngày 11/12/2000 tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới.

Cải cách thể chế:

Đổi mới thành phần Uy ban châu Au (EC): Uy ban châu Au sẽ có không quá 27 ủy viên, trong đó mỗi nước sẽ có một ủy viên, được chỉ định theo nguyên tắc luân phiên (thực hiện từ 2.005). Chủ tịch Uy ban châu Au được trao thêm một số thẩm quyền mới. Đặc biệt trong lĩnh vực chính sách ngoại thương. Việc lựa chọn Chủ tịch EC sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền.

Phân định số phiếu bầu trong Hội đồng bộ trưởng : Pháp, Đức, Anh và Italia có cùng số phiếu là 29, Tây Ban Nha (27 phiếu), Hà Lan (13 phiếu), Bỉ (12 phiếu). Các nước còn lại sẽ có từ 3-7 phiếu. Tổng số phiếu bầu sẽ là 345 khi tổng số thành viên của EU là 27 nước.

Nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số đủ thẩm quyền: hiện đang áp dụng cho 80% quyết định. Trong 20% vấn đề còn lại, các nước vẫn giữ quyền phủ quyết (veto) của mình, nhất là những vấn đề nhạy cảm, động chạm nhiều đến lợi ích quốc gia.

Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Au:

Số ghế trong Nghị viện được điều chỉnh lại hoàn toàn theo dân số của các nước thành viên: Đức sẽ có số ghế nhiều nhất là 99 (tăng 12 số với hiện nay), các nước Pháp, Anh, Italia chỉ còn 74 (mất 13 so với hiện nay). Tổng số các nghị sĩ châu Au trong tương lai sẽ là 728.

Chính sách an ninh và quốc phòng:

EU thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF) từ năm 2.003, bao gồm 100.000 quân, đảm bảo triển khai tác chiến cho ít nhất 60.000 quân với 100 tàu chiến và 400 máy bay trong thời gian 60 ngày. RRF sẽ có cơ cấu điều hành thường trực gồm ủy ban chính trị và an ninh; ủy ban quân sự và bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của EU.

 

Hiến pháp châu Au.

Tháng 10/2004, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua Hiến pháp châu Au. Đây là một bước ngoặc có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình hội nhập EU, Hiến pháp là nền tảng pháp lý thống nhất cho Liên minh châu Au. Nội dung quan trọng đáng chú ý của văn bản là:

EU sẽ có một Chủ tịch với nhiệm kỳ 5 năm (thay cho Chủ tịch luân phiên 6 tháng một lần như hiện nay).

EU sẽ có một Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại và cùng với chủ tịch EU đại diện cho EU ở ngoài khối.

Thủ tục thông qua quyết định với tỷ lệ ủng hộ của ít nhất 15 nước, đại diện cho 65% dân số toàn EU (áp dụng từ 11/2009). Cho phép nước thành viên được duy trì quyền phủ quyết trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và phòng thủ, an ninh xã hội, thuế và văn hóa.

Các nước có thể tự nguyện xin ra khỏi khối.

Phân bổ số ghế tối đa cho Nghị viện châu Au là 750 nghị sĩ, số ủy viên của Uy ban châu Au sẽ chỉ còn 17 (kể từ 2014).

Ngày 12/1/2005, Nghị viện châu Au đã tán thành Hiến pháp với đa số phiếu thuận và kêu gọi các nước thành viên tiến hành phê chuẩn. Theo tiến trình nhất thể hóa châu Au, tháng 11/2006, Hiến pháp EU sẽ chính thức hiệu lực nếu tất cả 25 nước thành viên thông qua. Đến nay, đã có 13 nước thông qua Hiến pháp EU dưới hình thức thông qua tại Quốc hội (Litva, Slovakia, Slovenia, Italia, Hungari, Hy Lạp, Síp, Đức, Latvia, Malta và Ao) hoặc tổ chức trưng cầu dân ý (Tây Ban Nha, Luxembourg). Pháp và Hà Lan là hai nước đầu tiên thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp châu Au. Đến nay còn 8 nước chưa quyết định hình thức thông qua Hiến pháp như Ba Lan, Thuỵ Điển, Estonia, Phần Lan, Ireland, Anh.

Hiện nay đang có nhiều kịch bản được tính đến nhằm đẩy mạnh nhất thể hóa châu Au theo chiều sâu với mục tiêu nhanh chóng ổn định nội bộ EU. Dư luận đang đề cập đến khả năng trong thời gian tới, EU sẽ không có một hiến pháp chung mà thay vào đó là một EU phát triển với nhiều tốc độ, nhiều thể chế khác nhau; song cũng có khả năng các nước thành viên sẽ đàm phán lại một số điểm đang gây tranh cãi nhiều nhất trong Hiến pháp để rồi lại thông qua ở từng nước thành viên và cũng không loại trừ khả năng tổ chức trưng cầu dân ý lại ở những nước không ủng hộ Hiến pháp EU lần thứ nhất.

 

Cơ cấu tổ chức EU.

EU có các cơ quan chính: Nghị viện châu Au, Hội đồng liên minh châu Au, Uy ban châu Au, Tòa án châu Au và Tòa án kiểm toán châu Au.

1. Nghị viện châu Au:

Nghị viện châu Au được đặt tại Strasbourg, gồm 732 nghị sĩ nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghiệ viện của châu Au các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.

Ngày 20/7/2004, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Nghị viện châu Au, ông Berrell, người Tây Ban Nha, thuộc nhóm Đảng Xã hội (PES/ES) đã được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Au với 388 phiếu, nhiệm kỳ 2,5 năm.

Nghị viện châu Au có các chức năng chính: cùng Hội động châu Au ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Au, đặc biệt là Uy ban châu Au, có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Uy ban châu Au, cùng Hội đồng châu Au có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh.

2. Hội đồng liên minh châu Au:

Hội đồng liên minh châu Au bao gồm các bộ trưởng đại diện cho các nước thành viên. Các nước luân phiên làm chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uy ban đại diện thường trực và Ban tổng thư ký.

Nhiệm chính của Hội đồng gồm: thông qua luật; phối hợp giữa các nước thành viên về chính sách kinh tế; ký kết các thỏa thuận giữa Liên minh châu Au với các nước hoặc các tổ chức quốc tế; cùng với Nghị viện châu Au thông qua ngân sách của Liên minh; phát triển các chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Au theo hướng dẫn của Hội đồng châu Au; phối hợp sự hợp tác giữa các tòa án và lực lượng anh ninh quốc gia trong các vấn đề tội phạm.

3. Uy ban châu Au (EC):

Uy ban châu Au đặt trụ sở tại Brúcxen (Bỉ), có các văn phòng ở Lúcxămbua, đại diện ở các nước thành viên và phái đoàn ở thủ đô các nước trên thế giới.

Uy ban châu Au là cơ quan điều hành của Liên minh châu Au, gồm 25 ủy viên (trong đó có 8 ủy viên nữ): 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch (trước đây là 2 phó chủ tịch) và 19 ủy viên. Chủ tịch Uy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử, còn ủy viên là do Chủ tịch được đề cử của ủy ban cùng với chính phủ các nước thành viên chọn ra. Cơ quan chính thức thông qua là Nghị viện châu Au.

Uy ban châu Au có nhiệm kỳ 5 năm, hiện tại là khóa 2004-2009, bắt đầu hoạt động ngày 22/11/2004. Dưới các ủy viên là các Tổng vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.

Uy ban châu Au có chức năng chính là đệ trình dự luật lên Nghị viện châu Au và Hội đồng châu Au; thi hành chính sách của Liên minh châu Au và kiểm soát ngân sách; cùng với Toà án châu Au thi hành luật và là cơ quan đại diện cho Liên minh.

Ưu tiên chính của Uy ban là vấn đề ngân sách, thúc đẩy cải cách để tăng hiệu quả liên kết, duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế trong toàn EU, thông qua Hiến pháp châu Au và vấn đề mở rộng thành viên.

4. Toà án châu Au:

Đặt trụ sở tại Lúcxămbua. Toà án châu Au hiện nay gồm 25 thẩm phán và 8 trạng sư, do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ là 6 năm. Toà án châu Au có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uy ban châu Au văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.

5. Tòa án kiểm toán châu Au:

Đặt trụ sở tại Lúcxămbua. Toà án kiểm toán châu Au có nhiệm vụ chính là kiểm tra tất cả doanh thu và chi tiêu của Liên minh châu Au.

Toà án kiểm toán châu Au hiện gồm 25 thành viên, có nhiệm kỳ 6 năm, do Hội đồng châu Au bổ nhiệm sau khi tham khảo Nghị viện châu Au.

 

Quan hệ kinh tế Việt Nam và Liên minh châu Au:

1. Hợp tác – phát triển:

Viện trợ của Ủy ban châu Au chia thành các giai đoạn:

1994 – 1995: 32,5 triệu Ecu/ năm.

1996 – 2000: 52,5 triệu Ecu/ năm.

2002 – 2006: 32,5 triệu Ơrô/ năm.

Giai đoạn 2007 – 2013: đang xây dựng.

Hiện tại, Uy ban châu Au và các nước thành viên EU là nhà cung cấp ODA lớn thứ 3 cho Việt Nam (sau Nhật Bản và Ngân hàng thế giới). EU đứng đầu các nhà tài trợ về khối lượng viện trợ không hoàn lại. Mặc dù các nước EU đều có xu hướng chung là giảm viện trợ nước ngoài, nhưng hầu hết vẫn tiếp tục xếp Việt Nam vào diện ưu tiên hoặc tăng ODA. Năm 2.005, tổng số ODA của toàn bộ EU dành cho Việt Nam là 720 triệu Ơrô, trong đó 410 triệu Ơrô là viện trợ không hoàn lại. Cam kết ODA của EU cho Việt Nam trong năm 2.006 là 800 triệu Ơrô.

Các dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là:

+ Phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu-nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi.

+ Phát triển nguồn nhân lực.

+ Phát triển y tế, giáo dục.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ…

+ Hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các nước EU đang nỗ lực thực hiện hài hòa thủ tục ODA giữa các nước thành viên với các nhà tài trợ khác. Đây là một hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân cho dự án.

2. Về thương mại:

Kim ngạch thương mại hai chiều: kể từ năm 1.995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng trưởng trung bình 15 – 20%/ năm. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại (sau đó là Mỹ: 14%, Nhật Bản: 13% và Trung Quốc: 11%).

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam – EU trong năm 2.005 có nhiều biến động phức tạp nhưng nhìn chung vẫn tiến triển tốt. Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU trong năm 2.005 đạt khoảng 8,2 tỷ USD. EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là: giày dép, may mặc, cà phê, đồ nội thất và thuỷ sản.

Chính sách ưu đãi thuế quan mới của EU: ngày 27/6/2.005, Hội đồng châu Au đã thông qua quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP). GSP mới sẽ có hiệu lực trong 3 năm từ 1/1/2.006 đến 31/12/2.008. Theo đó hàng hóa Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP như trước và không có mặt hàng nào, kể cả giàp dép, bị đưa ra khỏi danh sách được hưởng GSP mới.

Chống bán phá giá giày dép xuất khẩu từ Việt Nam: vướng mắc lớn nhất trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU giai đoạn hiện nay là việc Uy ban châu Au quyết định áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời lên mặt hàng giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 16,8%. Quyết định này đã gây thiệt hại, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và đời sống người lao động trong ngành giày da.

Về việc công nhận Việt Nam là nưôc có nền kinh tế thị trường: Hiện nay, Việt Nam đang vận động EU sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

3. Về đầu tư:

Các nước EU đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài (tháng 12/1.987). Tính đến hết năm 2.004, tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước EU vào Việt Nam đã đạt 6,9 tỷ USD với 473 dự án, chiếm 9,04% tổng vốn FDI đã được cấp giấy phép, đứng đầu danh sách những nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu trực tiếp tại Việt Nam.

Đầu tư các nước EU đã có mặt ở 33 địa phương, nhiều công ty lớn của châu Au trong nhiều lĩnh vực chủ chốt đã có mặt tại Việt Nam, cụ thể: dầu khí: BP (Vương quốc Anh), Shell Group (Hà Lan-Anh), Total Elf Fina (Pháp); Bưu chính viễn thông: Siemens (Đức), France Telecom, Alcatel (pháp), Comvik (Thuỵ Điển); Sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm: Unilever (Hà Lan-Anh), Electrolux (Thuỵ Điển); Hóa chất, phân bón: Akzo (Thuỵ Điển); Dược phẩm: Bayer AG (Đức)…

 

 

THÔNG TIN THÊM VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN.

 

Đồng tiền chung châu Au (Ơrô).

Đồng tiền của EU đưa vào sử dụng từ 1/1/1.999 thay thế cho đồng tiền quốc gia của các nước thành viên. Tuy nhiên đồng tiền này mới được 13 quốc gia tham gia sử dụng là Pháp, Đức, Ao, Bỉ, Phần Lan, Ailen, Italia, Lucxembua, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Slôvênia. Đồng tiền chung ER và các đồng tiền của các quốc gia trong khối song song tồn tại chậm nhất là trong 6 tháng kể từ ngày 1/1/2.002. Từ ngày 1/7/2.002 chỉ còn lưu hàng đồng tiền chung Ơrô ở khắp các nước thuộc liên minh châu Au EU. Tuy nhiên đến nay (2.006) các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển đều nhất quyết không tham gia sử dụng đồng tiền chung này. Các quốc gia mới gia nhập EU (2.004) sau hai năm thiết lập thực hiện yêu cầu của Cơ chế tỷ giá hối đoái II sẽ tham gia vào sử dụng đồng tiền chung. Látvia, Manta, CH Sip (2.008), Séc (2.009), ba quốc gia còn lại Hungari, Ba Lan, Slovakia đặt mục tiêu đến năm 2.010.

 

Đường hầm xuyên biển Măngsơ (Manche).

Đường hầm xuyên biển Măngsơ nối liền nước Anh và Pháp được khánh thành vào ngày 6/5/1994 là một công trình đường ngầm vĩ đại của thế kỷ XX. Đường hầm xuyên biển này dài 31 km, vốn đầu tư xây dựng đường hầm là hơn 10 tỷ bảng Anh, thời gian xây dựng công trình là 6 năm. Đây là công trình có ý nghĩa trọng đại trong quá trình phát triển hệ thống giao thông của toàn châu Au.

Công trình đào đường hầm xuyên biển Măngsơ là một công trình vĩ đại và tốn kém. Ba con đường hầm được đào dưới độ sâu của đáy biển là 45 m. Hai con đường chính hai bên là đường vận chuyển. Ở giữa là con đường cứu nạn đặc các thiết bị tu sửa và để vận chuyển hàng hóa hoặc sơ tán hành khách khi xảy ra sự cố. Giữa hai con đường chính có hai điểm hội tụ, mỗi điểm dài 150 m, rộng 8 m cao 9 m, lúc có sự cố có thể qua điểm hội tụ để chuyển sang đường bên kia.

Một đầu của đường hầm là ga Cokeile của nước Pháp và đầu kia là ga Folkestone của nước Anh. Toàn bộ đất đá trong con đường này lên tới 7 triệu m³ do 11 máy đào cực lớn phụ trách. Vách đường hầm được trát một lớp bê tông dày 1,5 m và được gắn một lớp đá litô, toàn bộ đá lấy từ một quả núi ở Scotland.

 

Liên kết vùng và ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng.

Euroregion là liên kết vùng châu Au, là từ ghép của Europe (châu Au) và Region (vùng), là khu vực biên giới ở châu Au mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau đã được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

Việc phát triển các liên kết vùng có các ý nghĩa chủ yếu sau:

a. Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hóa ở EU.

b. Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.

c. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

 

THÔNG TIN THÊM VỀ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

 

Vài nét về nước Cộng hoà liên bang Đức.

Khái quát chung:

Vị trí địa lý: nằm ở trung tâm châu Au, có biên giới với Đan Mạch ở phía bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg ở phíaTây; Thuỵ Sĩ và Ao ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Au, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải.

Khí hậu: ôn đới lục địa.

Diện tích: 357.021 km².

Dân số: 82.422.299 người (7/2006), tỷ lệ tăng dân số: – 0,02%

Lực lượng lao động: 43,32 triệu người, trong đó 63,8% làm việc trong khu vực dịch vụ, 33,4% trong khu vực công nghiệp-xây dựng và 2,8% trong khu vực nông nghiệp.

Dân tộc: người Đức là chủ yếu. Ngoài ra còn có một dân tộc thiểu số ở Đông Đức tên là dân tộc Doben.

Tôn giáo: Đạo Tin lành 34%, Thiên Chúa giáo La mã 34%, đạo Hồi: 3,7%.

Ngôn ngữ: tiếng Đức.

Quốc khánh: 3 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức).

CHLB Đức gồm 16 bang, đứng đầu mỗi bang là một Thủ hiến bang.

Về tự nhiên: miền Bắc Đức là đồng bằng thấp, rộng, chạy từ tây sang đông, băng hà kỷ Đệ Tứ còn để lại đây nhiều dấu vết, những dải đồi băng tích, đầm lầy, hồ, bãi đất cát xấu, cát pha sét, cát lẫn sỏi. Miền Trung và Nam là núi trung bình và cao nguyên, thuận lợi cho giao thông và phát triển nông nghiệp. Cực Nam có những đợt cuối cùng của dải Anpơ (Alpes) với những đỉnh cao trên 3.000 m. Khí hậu ôn đới đại dương ở phía tây bắc, ôn đới lục địa ở phía cực đông và đông nam. Nhiệt độ trung bình tháng Giêng trên 0ºC ở phía tây bắc xuống – 1ºC ở Béclin, – 2ºC ở đông nam và – 5ºC ở vùng núi cao cực nam. Nhiệt độ trung bình tháng Bảy từ 16 – 20ºC ở đồng bằng và 12 – 14ºC ở vùng núi. Lượng mưa trung bình 1.000 mm/ năm ở phía tây bắc, trên 2000 mm/ năm ở các sườn núi cao hướng về phía tây bắc, giảm xuống 500-600 mm/nă, ở phía đông và đông nam. Các sông phần lớn chảy theo hướng nam-bắc: sông Rhein, Rhin (Rainơ), đường vận tải thuỷ quan trọng nhất, sông Vecdơ (Weser), sông Enbơ (Elbe). Riêng thượng lưu hai sông Đunai (Duna) chảy theo hướng tây-đông ở phía Nam nước Đức. Rừng còn lại trên các sườn núi chiếm khoảng 28% diện tích lãnh thổ; trên núi cao có đồng cỏ chăn nuôi. CHLB Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, đáng kể chỉ có than, sắt và muối mỏ nhưng trữ lượng tương đối nhỏ.

Về dân cư-xã hội:

Phân bố dân cư: với mật độ dân số 230 người/ km², nước Đức là một trong những quốc gia có mật độ dân số lớn nhất châu Au (sau Bỉ, Hà Lan và Anh). Sự phân bố dân cư giữa các vùng rất khác nhau. Tại Béclin, dân số phát triển rất nhanh sau khi nước Đức thống nhất và hiện tại có 4,3 triệu người sinh sống. Dân số vùng công nghiệp Rua và Rainơ, nơi mà các thành phố nối nhau không có ranh giới rõ ràng, lên đến hơn 11 triệu người, mật độ dân số khoảng 1.100 người/ km². Miền Tây nước Đức có mật độ dân số cao hơn hẳn miền Đông. Miền Đông Đức chiếm tới 30% diện tích lãnh thổ, nhưng số dân chỉ chiếm 1/5 (hơn 15 triệu người). Trong số 20 thành phố có số dân trên 300.000 người thì chỉ có 3 thành phố nằm ở miền Đông nước Đức.

Gia tăng dân số: trong thập niên cuối thế kỷ XX, dân số các bang miền Tây và miền Đông giảm do tỷ suất sinh đẻ giảm đi. Với tỷ suất sinh 10,2% năm 1.998, Đức thuộc nhóm những nước có tỷ suất sinh thấp nhất thế giới. Dân số tăng sau Chiến tranh thế giới thứ Hai chủ yếu là do nhập cư. Khoảng 13 triệu người Đức từ các nước ở châu Au trở về Đức. Từ đầu thập niên 60, một số lượng đáng kể người lao động nước ngoài đã đến Đức, vì nền kinh tế Tây Đức đang phát triển lúc đó rất cần lao động. Năm 1.998 trong số 82,1 triệu người sinh sống ở Đức thì có khoảng 7,3 triệu người nước ngoài.

 

Một số nhãn hiệu xe ô tô nổi tiếng của CHLB Đức.

Mercedes: được thành lập bởi Gottlieb Daimler vào năm 1.890, là một trong những tập đoàn ô tô lớn có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới. Sản phẩm của Mercedes theo thống kê có mặt tại hơn 200 quốc và và vùng lãnh thổ trên thế giới.

BMW ra đời từ năm 1.913 do Karl Friedrich Rapp thành lập là biểu tượng, nhãn hiệu ô tô sang trọng hàng đầu thế giới hiện nay.

Wolkswagen (viết tắt là VW), được thành lập năm 1.937, là một trong những hãng ô tô lớn nhất trên thế giới.

 

Sông Rhein (Ranh, Rainơ): dòng sông phồn thịnh của châu Au.

Sông Rhein bắt nguồn từ dãy Alpes ở biên giới Thuỵ Sĩ, chảy cuồn cuộng về phía tây bắc, đi qua các nước Ao, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ… đến gần thành phố cảng Rotterdam thì đổ vào bắc hải. Đây được xem là huyết mạch của châu Au.

Là một trong những con sông lớn trên thế giới, sông có chiều dài 1.320 km và diện tích lưu vực 224.000 km². Sông Rhein có lượng nước rất dồi dào. Mùa xuân có nước băng tuyết tan ở núi Alpes chảy vào thượng lưu. Mùa hè có nước băng tuyết tan chảy vào trung lưu. Còn ở hạ lưu có mưa nhiều nên nước sông quanh năm dâng đầy. Nước sông có lúc chảy mạnh và ào ạt vào vách núi dựng đứng, song cũng có lúc lại chảy êm ả, hiền hòa như mặt nước hồ, đẹp đến mê hồn.

Nhờ vào việc chỉnh đốn và mở rộng với quy mô lớn của những nước dọc theo hai bên bờ sông Rhein từ Bassaerl Thuỵ Sĩ đến cửa sông, thuyền bè có thể lưu thông trên 880 km. Sông Rhein còn là một trong những dòng sông lớn, có thể vận chuyển hàng hóa đi nhiều nước, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp và kinh tế hai bên bờ sông của các nước Thuỵ Sĩ, Đức, Pháp, Hà Lan và Bỉ. Vì vậy, sông Rhein được gọi là “dòng sông vàng của châu Au”. Sông Rhein còn chảy qua nhiều nhánh sông nhân tạo và có thể kết hợp với một số dòng chảy quan trọng của châu Au như sông Wesi, sông Sanna, sông Yabaer… Những con sông này hướng bắc có thể thông với biển Bắc và biển Ponuo, từ đó hình thành một mạng lượi vận chuyển đường sông xuyên suốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả lưu vực sông của khu vực châu Au.

Dọc theo hai bên bờ sông Rhein là những ngọn núi, thung lũng, thành trì cổ xưa, những làng quê yên tĩnh, tràn đầy tình thơ ý họa của thế giới tự nhiên và lịch sử lâu đời. Bến cảng đông đúc sầm uất với những tuyến vận tải tấp nập, thể hiện một nền kinh tế vững mạnh và biểu hiện sắc thái hiện đại hóa của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.

Khi chảy qua nước Đức, sông Rhein đã tạo ra ở đây những bến cảng và thành thị sầm uất. Hai bến cảng Mahamul và Letwexu nằm hai bên bờ được nối với nhau bằng một cây cầu lớn, tạo thành một bến cảng liên hợp lớn nhất châu Au. Kelonl là thành phố có khu công nghiệp nặng và giao thông then chốt của Đức. Trong thành phố có một nhà thờ cao 161 m, là một trong những nhà thờ cao nhất thế giới. Khu công nghiệp nổi tiếng Luerl của Đức phát triển cũng nhờ sông Rhein. Có hơn 10 bến cảng được xây dựng dọc hai bên bờ sông, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong đó bến cảng của thành phố công nghiệp luyện thép Tuysibal có quy mô đứng đầu thế giới.

 

Quan hệ kinh tế-văn hóa xã hội của Việt Nam và CHLB Đức.

Về quan hệ kinh tế.

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không… Kim ngạch trao đổi giữa hai nước hàng năm đều tăng; buôn bán hai chiều đạt gần 2 tỷ USD/ năm.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là: hàng may mặc, giày dép các loại, cà phê, chè, thanh, thuốc lá, quặng, gạo, hoa quả, mật ong, hải sản, cao su, các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh, các loại thiết bị nhỏ, máy bơm, máy công cụ, thiết bị dệt, đồ chơi, xe đạp, xà phòng…

Các mặt hàng nhập khẩu từ Đức là: các thiết bị máy móc, hàng thực phẩm, đồ giải khát, nguyên liệu, tơ sợi tổng hợp, các sản phẩm sắt thép, hoá chất, các sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác và quang học, dược phẩm, thiết bị văn phòng phẩm, các sản phẩm cao su, sợi bông…

Đầu tư của Đức và Việt Nam còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn cả hai bên. Cho đến nay, theo con số của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì đầu tư của Đức tại Việt Nam khoảng 341 triệu USD với 71 dự án, nhưng đến nay mới giải ngân được 160 triệu USD. Thực chất, một vài công ty lớn của Đức đã có dự án lớn dưới hình thức BOT.

Về viện trợ phát triển:

Từ năm 1990, Đức bắt đầu viện trợ phát triển cho Việt Nam, cho đến nay, con số viện trợ phát triển theo đường hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính là khoảng 541 triệu Ơrô. Trọng tâm của viện trợ phát triển là: hỗ trợ cải cách kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường, hỗ trợ ngành y tế, hỗ trợ phát triển môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Về quan hệ văn hóa:

Năm 1990 Việt Nam và Đức ký Hiệp định văn hóa. Năm 1.997, Đức thành lập Trung tâm văn hóa Đức (Viện Goethe) tại Hà Nội. Năm 1.998, Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học-kỹ thuật trong khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội. Đức cũng mong muốn Việt Nam gửi nhiều sinh viên sang học ở Đức. Đức đã ký với Việt Nam một thỏa thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam.