Giới thiệu cuốn sách “Địa đạo Củ Chi trong lòng dân tộc & khách quý năm châu”.

     Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhiều sự kiện, địa danh ở Việt Nam đã trở thành huyền thoại với những chiến tích oai hùng. Địa đạo Củ Chi là một trong những di tích lịch sử đầy tự hào đó. Đến đây, mới thấy được sự chịu đựng gian khổ, bền bỉ của nhân dân Củ Chi; mới thấy được sự mưu trí và dũng cảm của người chiến sĩ giải phóng quân năm nào; mới thấy được tình nghĩa đồng chí, đồng bào trong một giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm đầy gian khổ mà vẻ vang. Đây là một sự thật lịch sử và cũng là sự cảm nhận và kính phục của nhiều đoàn khách tham quan trong nước và nước ngoài khi đến thăm Địa đạo Củ Chi.

     Những yêu mến và cảm phục đó đã được ghi lại bằng hình ảnh và những dòng chữ nghĩa tình đối với Địa đạo, cũng như đối với cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Ban Giám đốc khu di tích lịch sử Địa đạo Chủ Chi đã tập hợp một số hình ảnh và bài ghi của các đoàn khách trong nước và nước ngoài đến thăm Địa đạo Củ Chi.

     Những yêu mến và cảm phục đó đã được ghi lại bằng hình ảnh và những dòng chữ nghĩa tình đối với Địa đạo, cũng như đối với cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Ban Giám đốc khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đã tập hợp một số hình ảnh và bài ghi của các đoàn khách trong nước và nước ngoài đến thăm Địa đạo để in thành tập sách: “Địa đạo Củ Chi trong lòng dân tộc & khách quý năm châu”. Cuốn sách do tác giả Trần Đình Dũng chủ biên, được NXB TP. HCM ấn hành năm 1996 với hơn 200 trang.

C:\Users\USER\Downloads\8b8f43c2789acbc4928b.jpg

     Hầu hết các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, quân đội Việt Nam, từ sau ngày hòa bình lập lại, đều đã về thăm Củ Chi và ghi lại những suy nghĩ sâu sắc và cảm động. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Trung ương cục và Bí thư đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, đã ghi: “Hôm nay, có dịp về thăm khu căn cứ Hố Bò, được nhìn lại các nhà hầm mà trước đây, lúc còn kháng chiến tôi đã ở và đã cùng các đồng chí trong Thường vụ khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định làm căn cứ chiến đấu, tôi rất xúc động. Xúc động hơn nữa là được gặp lại các đồng chí, bạn chiến đấu cũ, gặp lại đồng bào đã cho chúng tôi mượn cất nhà hầm làm địa đạo…” Ngoài ra, đồng chí còn nhắc nhở đến nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. “… Những kỷ niệm tốt đẹp đó nhắc nhở tôi ngày nay phải cùng toàn Đảng, toàn dân vượt mọi khó khăn để xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam anh hùng” (ngày 11 tháng 5 năm 1990).

C:\Users\USER\Downloads\cb2f212e1a76a928f067.jpg

     Trong bài ghi của mình, đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã xác định ý nghĩa to lớn của Địa đạo Củ Chi trong lịch sử Việt Nam hiện đại: “Địa đạo Củ Chi là một biểu tượng của lòng yêu nước và ý chí bất khuất, kiên cường vì độc lập, tự do của nhân đân ta…” (ngày 09 tháng 02 năm 1992).

C:\Users\USER\Downloads\10bad742ef1a5c44050b.jpg

     Đối với nhân dân thế giới, Địa đạo Củ Chi là một công trình độc đáo, chứng tỏ tài năng và sự kiên cường của nhân dân Việt Nam nói chung và quân dân Củ Chi nói riêng. Nhiều đoàn khách nước ngoài, từ các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ… đến các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Úc và châu Đại dương đều đã đến thăm Địa đạo Củ Chi và ghi những cảm tưởng… Đồng chí Phidel Castro, chủ tịch Đảng Cộng sản Cu-ba đã ghi: “Đây là một công trình của sự sáng tạo phi thường, đã chứng tỏ tài năng, sự táo bạo, lòng kiên trì và chủ nghĩa anh hùng đã làm nên chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam… Thật kiêu hãnh và vinh quang cho những ai thực hiện công trình này!” (ngày 11 tháng 12 năm 1995).

C:\Users\USER\Downloads\2d53d60b3453870dde42.jpg

     Khi đến thăm khu di tích Địa đạo Củ Chi, cùng với sự thán phục hệ thống ngầm độc đáo, du khách còn bày tỏ lòng kính trọng và xúc động trước sự hy sinh anh dũng của hàng chục ngàn người dân, chiến sĩ cả nước trên đất Sài Gòn – Gia Định. “Vì nước quên mình”, máu xương của họ đã làm linh thiêng mảnh đất “Củ Chi đất thép thành đồng”, tên tuổi của họ đã được khắc ghi tại Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi.

     Tập sách “Địa đạo Củ Chi trong lòng dân tộc & khách quan năm châu” tuy nhỏ nhưng đây là những tư liệu lịch sử quý giá, những tình cảm quý báu về một chân lý mà nhân dân Việt Nam đang theo đuổi là: Vì sự độc lập và phồn vinh của tổ quốc.

     Hy vọng cuốn sách sẽ là một “ cẩm nang” nho nhỏ giúp bạn đọc đi tham quan du lịch hay nghiên cứu, tìm hiểu về đất nước Việt Nam.

     Sách hiện đang phục vụ tại thư viện trường.

     Trân trọng giới thiệu đến Quý thầy cô và các em học sinh!

Thư viện trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt