HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, TRẢI NGHIỆM – SÁNG TẠO KHỐI CHUYÊN SỬ – ĐỊA, NĂM HỌC 2022 – 2023

Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-CTL ngày 01/4/2023 của trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt về hoạt động ngoại khóa trải nghiệm và được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng theo công văn số 666/SGDĐT-GDTrH ngày 11/4/2023, tổ Sử-Địa-GDCD-TNHN tổ chức cho hơn 66 học sinh của 3 lớp 12 Sử-Địa, 11 Sử-Địa, 10 Sử-Địa cùng quý thầy trong tổ tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tại Mũi Né – Phan Thiết từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm 2023.

Qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm – sáng tạo, giúp các em học sinh:

– Tìm hiểu trường Dục Thanh nơi Bác Hồ trên đường vào Nam đã dừng chân dạy học vào năm 1910; Bảo Tàng Hồ Chí Minh – sông Cà Ty nơi lưu giữ những minh chứng lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Tìm hiểu kiến thức lịch sử hình thành, nét đặc sắc kiến trúc Tháp Chàm Pôsanư một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của văn hóa Chăm-pa ở thành phố Phan Thiết; khám phá những nét đặc sắc văn hóa, nghệ thuật của người dân Chăm-pa nơi đây.

– Học sinh trực tiếp tìm hiểu, trải nghiệm về sự đa dạng sinh vật biển tại Mũi Né – Phan Thiết; Dinh Vạn Thủy Tú là bảo tàng có bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam; lầu Ông Hoàng, nơi Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm đã từng đến đây ngắm trăng và làm thơ.

– Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa và đời sống con người vùng biển vào việc đáp ứng nhu cầu học tập gắn với các hoạt động thực tế của Tổ Sử – Địa – GDCD-TNHN. Qua đó học sinh phát huy tinh thần ham học, say mê với các kiến thức về Lịch sử, Địa lí, GDCD, Hướng nghiệp.

– Thông qua các trò chơi team building giúp học sinh rèn luyện kỹ năng của bản thân như: làm việc nhóm, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo,… Đây là dịp để tập thể các lớp thể thể hiện sự đoàn kết, các em học sinh có thời gian để hiểu nhau hơn, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và trên hết để tham gia các hoạt động vui chơi tập thể nhằm mang lại những giờ phút thư giãn có ý nghĩa giáo dục cao.

– Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng mềm và các kĩ năng cần thiết khi đi nơi xa và cả kĩ năng khi sinh hoạt cùng tập thể…

– Cũng thông qua chuyến đi thực tế giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển đảo trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, các em thấy được tài nguyên biển, tài nguyên du lịch nơi đây đang bị con người khai thác quá mức và sử dụng chưa hợp lí. Từ đó khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn của học sinh.

– Nâng cao niềm tự hào, ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc; kích thích học sinh xây dựng ý tưởng trong hoạt động phát triển du lịch vùng miền cũng như khả năng sáng tạo về hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc,…. Từ đó, học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân một cách tốt nhất.

Một số hình ảnh về hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm – sáng tạo của

tổ Sử – Địa – GDCD – TNHN

Trường Dục Thanh: (lúc xưa có tên là Dục Thanh Học Hiệu) thành lập vào năm 1907, trường được mở dạy cho con em của người yêu nước, và người lao động nghèo yêu nước, nơi Bác Hồ trên đường vào Nam đã dừng chân dạy học vào năm 1910.

C:\Users\ADMIN\Downloads\1681722130494.JPG

Bảo tàng Hồ Chí Minh – sông Cà Ty: Khánh thành ngày 19/5/1986, nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Dục Thanh được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá ngày 12/4/1986.

Dinh Vạn Thủy Tú: bảo tàng có bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam đồng thời là vạn lớn và lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận

Đồi Cát Trắng- Bàu Sen: Bàu Trắng là một hồ nước ngọt nhỏ nằm lọt thỏm giữa những đồi cát trắng bao la

Tháp Chàm Poshanư- Lầu ông Hoàng: do người Chăm xây dựng liên tục trong nhiều năm cuối thế kỷ VIII, để thờ thần Shiva. Một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

Các hoạt động vui chơi tại bãi biển của Mũi Né: team building, gala dinner

C:\Users\ADMIN\Pictures\Screenshots\Screenshot (80).png