Nội dung và quy cách ra đề thi môn Sinh kì thi Olympic truyền thống 30 -4 lần XV

1718

NỘI DUNG VÀ QUY CÁCH RA ĐỀ THIKỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30- 4 LẦN THỨ XV (2009)TỔ CHỨC TẠI TP. HỒ CHÍ MINHMôn: Sinh vật – Khối: 10—– –— —–

1. Lý thuyết:

a. Giới thiệu chung về thế giới sống

· Đặc điểm phân loại của mỗi giới sinh vật; ở giới thực vật và giới động vật nhận biết đến lớp.

· Vị trí của loài người trong hệ thống phân loại.

· Đa dạng sinh học và nhiệm vụ bảo tồn sự đa dạng sinh học

b. Sinh học tế bào:

· Thành phần hóa học, vai trò của các chất vô cơ và hữu cơ trong tế bào.

· Cấu trúc và chức năng các bộ phận, các bào quan trong tế bào. So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực.

· Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

· Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào: chuyển hóa năng lượng, vai trò enzim, hô hấp tế bào, quang tổng hợp, hóa tổng hợp.

· Chu kì tế bào và các hình thức phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.

· Nguyên phân – Giảm phân : Khái niệm cơ chế, kết quả, ý nghĩa sinh học, so sánh.

c. Sinh học vi sinh vật:

· Phân biệt vi rut, vi khuẩn, vi tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh. Liên hệ các loài VSV có ích, có hại đối với con người.

· Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật: các kiểu chuyển hóa vật chất, các quá trình tổng hợp và phân giải.

· Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.

2. Lý thuyết thực hành: Lồng ghép vào nội dung các câu hỏi; điểm cho phần thực hành tối đa là 2 điểm / 20

a. Sinh học tế bào:

· Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

· Thí nghiệm thẩm thấu và tính thấm của tế bào.

· Quan sát các kì nguyên phân.

b. Sinh học vi sinh vật:

· Lên men êtilic, lên men lactic.

3. Bài tập: Vật chất và cơ chế di truyền ở mức độ phân tử và mức độ tế bào. (Mã di truyền, cơ chế tự nhân đôi ADN, phiên mã, giải mã, cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Chưa đề cập đến các cơ chế đột biến)

———-

Cấu trúc nội dung đề : 5 câu, mỗi câu 4 điểm, tổng cộng 20 điểm

Mỗi câu hỏi có thể gồm nhiều phần nhỏ,có độ phân hóa và phát hiện Hs giỏi – Đáp án chia đến 0,25 đ

Câu 1: Đa dạng sinh học

Câu 2: Thành phần hóa học và cấu trúc tế bào

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Câu 4: Sinh học vi sinh vật và ứng dụng

Câu 5: Bài tập

Môn: Sinh vật – Khối: 11—– –— —–

1. Lý thuyết:

a. Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng.

* Phần A: Sinh học thực vật:

· Dinh dưỡng khoáng và nitơ – Quang hợp và hô hấp.

* Phần B: Sinh học động vật:

· Tiêu hoá – Hô hấp – Tuần hoàn – Cân bằng nội môi.

b. Chương 2: Cảm ứng.

* Phần A: Sinh học thực vật:

· Hướng động – Ứng động.

* Phần B: Sinh học động vật:

· Cảm ứng ở động vật – Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

· Phản xạ – Tập tính.

c. Chương 3: Sinh trưởng và phát triển.

* Phần A: Sinh học thực vật:

· Sinh trưởng ở thực vật – Hoocmon thực vật – Phát triển ở thực vật có hoa

* Phần B: Sinh học động vật:

· Sinh trưởng ở động vật – Phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật

2. Lý thuyết thực hành: Lồng ghép vào nội dung các câu hỏi; điểm cho phần thực hành tối đa là 2 điểm / 20

* Phần A: Sinh học thực vật:

· Tách chiết sắc tố. – Chứng minh hô hấp sử dụng oxy, thải CO2.

* Phần B: Sinh học động vật:

· Tính tự động của tim. Cơ chế điều hoà tim bằng thần kinh và thể dịch.

· Nhận biết và ứng dụng các tập tính động vật.

———- Cấu trúc nội dung đề : 5 câu, mỗi câu 4 điểm, tổng cộng 20 điểmMỗi câu hỏi có thể gồm nhiều phần nhỏ, có độ phân hóa và phát hiện Hs giỏi – Đáp án chia đến 0,25 đ

Câu 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể thực vật

Câu 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật

Câu 3: Vai trò của hướng động và ứng động trong đời sống thực vật.

Câu 4: Chiều hướng tiến hóa trong cấu tạo và chức năng của cơ quan dinh dưỡng ở động vật.

Câu 5: Vai trò của hoocmôn đối với sinh trưởng và phát triển của thực vật hoặc động vật.