THÔNG TIN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM

1295

 

THÔNG TIN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM

Thông tin về chuẩn đói nghèo ở Việt Nam

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐÓI, NGHÈO CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Loại hộ

Khu vực

Thu nhập bình quân đầu người / tháng

1992-1995

1995-1997

1998-2000

2001-2004

2005-2010

Đói

Nông thôn

< 8 kg gạo

< 13 kg gạo

< 13 kg gạo

(tương đương 45000 đ)

 

 

Thành thị

< 13 kg gạo

Nghèo

Nông thôn:

+Miền núi,

hải đảo

+Đồng bằng, trung du

< 15 kg gạo

 

< 15 kg gạo

 

< 20 kg gạo

 

< 15 kg gạo

(55000 đ)

< 20 kg gạo

(70000 đ)

 

80000 đ

 

100000 đ

< 200000 đ

Thành thị

< 20 kg gạo

< 25 kg gạo

< 25 kg gạo

(90000 đ)

150000 đ

< 260000 đ

 

Chuẩn đói nghèo do Tổng cục Thống kê Nhà nước và Ngân hàng Thế giới phối hợp đưa ra dựa trên thu nhập của người dân: ở mức thấp là ngưỡng nghèo lương thực-thực phẩm (ứng với thu nhập và chi tiêu để đảm bảo 2.100 calo mỗi ngày cho 1 người) và ngưỡng nghèo chu (thu nhập và chi tiêu để đủ đáp ứng nhu cầu lương thực-thực phẩm và phi lương thực).

Chuẩn nghèo là thước đo để xác định các hộ nghèo và tỷ lệ đói nghèo. Nước ta đã lấy mức thu nhập bình quân hàng tháng theo đầu người làm tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Qua các giai đoạn phát triển kinh tế, mức sống và nhu cầu có nhiều chuyển biến nên chuẩn nghèo cũng thay đổi. Vì thế, tỷ lệ hộ đói, nghèo thường có những đột biến ở thời điểm tính theo chuẩn mới.

Trong giai đoạn 1.992-1.997, mặc dù có 2 chuẩn nghèo cùng được áp dụng nhưng sự chênh lệch không lớn nên không có đột biến. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo rất khả quan. Trong 5 năm, tỷ lệ đói, nghèo giảm 12,3%. Bình quân mỗi năm giảm 2,5% với 235,5 nghìn hộ / năm.

Giai đoạn 1.998-2.000, chuẩn nghèo có sự thay đổi nhưng không lớn nên tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm tuy không nhiều.

Giai đoạn 2.001-2.004 là giai đoạn thành công trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và tỷ lệ đói nghèo giảm 9%.

Khi chuẩn nghèo mới của năm 2.005 được áp dụng, tỷ lệ nghèo trong cả nước tăng lên từ 8,3% năm 2.004 lên 21,9% năm 2.005. Chuẩn nghèo mới cao hơn nghèo cũ là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại và tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp tục được hưởng lợi từ những chính sách xóa đói, giảm nghèo để nâng cao mức sống lên ngang mặt bằng chung của xã hội.

Thông tin về ODA, FDI, FPI.

 

ODA (Official Development Assistance) một hình thức đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng quốc tế, được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hay các khoản vốn vay với những điều kiện đặc biệt ưu đãi. Ở nước ta, các nhà tài trợ chính cung cấp ODA là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Liên minh châu Au, chính phủ các nước Pháp, Ôxtrâylia, Thụy Điển, các tổ chức Liên hợp quốc…

 

FDI (Foreign Direct Investment) hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư). Có nhiều hình thức thực hiện FDI như hợp tác kinh doanh (ví dụ như hợp tác kinh doanh trong tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí), xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BOT hay BTO, BT; khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế, khu công nghệ cao…

 

FPI (Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FPI là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài. Mặc dù dòng vốn FPI đã vào Việt Nam ngay từ sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1.987 nhưng sau nhiều năm khó khăn, phải đến năm 2.003 thì dòng vốn FPI mới tăng mạnh.

 

Thông tin về “khoán 100” và “khoán 10”.

 

– Ngày 13/8/ 1.981 Chỉ thị 100 về khoán hộ đã được ban hành (thường gọi là “khoán 100”), cho phép người nông dân được hưởng mức vượt khoán trên ruộng đất tập thể.

– Tháng 12/ 1.986, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện đất nước. Ngày 5/4/1.988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó điểm có ý nghĩa thực tiễn nhất là đề ra cơ chế khoán mới trong hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là “khoán 10”) thay thế cho cơ chế khoán theo Chỉ thị 100.

TÀI NGUYÊN ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM


“Tài nguyên địa chính trị” là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này.


Tài nguyên địa chính trị Việt Nam hiện nay.

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng yếu tố cũng không nhất thành bất biến. Chẳng hạn Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy theo Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Tài nguyên địa chính trị, do đó, không chỉ là địa thế như thuyết địa chính trị cổ điển vẫn hiểu, cũng không chỉ là cục diện như cách nghĩ của trường phái địa chính trị Kissinger, mà luôn là sự kết của cái “thế” về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Chính cục diện chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.

Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và An Độ.

Trước kia, Việt Nam từng đóng vai trò như là cửa ngõ chính của Trung Quốc thông xuống phía Nam. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, vai trò ấy của Việt Nam đã mờ nhạt dần. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nhằm hai đường thông xuống phương Nam. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và tiếp tục chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Trên bộ, Trung Quốc kết thân với Myanma để mượn đường thông ra An Độ Dương. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở Myanma và dự định sẽ xây dựng đường ống dẫn dầu từ cảng nước sâu Sittwe bên bờ vịnh Bengal của nước này lên Vân Nam, Trung Quốc. Với việc từng bước lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc muốn tự mình sở hữu cái “then chốt” trên con đường biển nối nước họ với An Độ Dương và Đông Nam Á. Vai trò cửa ngõ ra biển của Việt Nam đối với miền Tây Nam Trung Quốc cũng suy giảm sau khi Vân Nam đã mở đường ra An Độ Dương qua ngả Myanma và Quảng Tây tăng cường phát triển các cảng biển của mình trên vịnh Bắc Bộ như Khâm Châu, Phòng Thành và giao thông với Vân Nam. Vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc tiếp tục bị hạ thấp sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Inđonesia vào đầu năm nay. Inđonesia là nước lớn nhất Đông Nam Á về dân số và diện tích nhưng chủ yếu là có vùng biển nối liền từ An Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, chỉ cần kiểm soát trên biển Đông, bắt tay với Myanma và Inđonesia, là Trung Quốc bảo đảm lưu thông tới An Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á.

Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực đã khiến cho các nước lớn Mỹ, Nhật và An Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á và tìm biện pháp đối phó.

Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và An Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không nuốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. An Độ tìm một vị trí “tự do” hơn nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-An.

Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Au phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Au và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng nó có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang An Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ và Nhật, đồng minh chính của Mỹ trong khu vực.

Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam Bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và An Độ đều muốn Việt Nam đóng vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh Biển Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn trở nên gay gắt.

Như vậy, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng ý nghĩa chiến lược của Biển Đông, Đông Nam Á và Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Nhật. Với Mỹ, Việt Nam cũng từ một chương sử cũ trở thành một vị trí chiến lược. Hai nước này đều muốn Việt Nam trở thành đồng minh quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Trong khi ấy thì tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam trên biển Đông khiến Việt Nam không thể đóng vai trò đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam là vật cản lớn nhất trên con đường Nam tiến của Trung Quốc.

Chính sách Nam tiến của Trung Quốc là một phần trong đại chiến lược “hòa bình trỗi dậy” của nước này. Con đường này được Trung Quốc chia làm ba giai đoạn:

– Giai đoạn đầu gọi là “ấp ủ”, hình thức là bảo vệ, tiêu chí là “chủ quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt”.

– Giai đoạn giữa gọi là “tạo dựng”, hình thức là chủ động, tiêu chí là “thu hồi lại những vùng đất đã mất”.

– Giai đoạn cuối gọi là “kinh lược”, áp dụng các biện pháp nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận trật tự chính trị-kinh tế có lợi cho Trung Quốc, tiêu chí là “đạt đến cân bằng và ổn định chiến lược”.

Trong đoản kỳ, nhìn nhận thực lực của mình còn hạn chế, Trung Quốc xác định vẫn ở giai đoạn đầu. Về trung hạn, vào giai đoạn giữa của “hoà bình trỗi dậy”, Trung Quốc sẽ tìm cách “thu hồi chủ quyền” trên biển Đông và Đài Loan. Trong dài hạn, vào giai đoạn cuối, Trung Quốc sẽ đảm lãnh vai trò cầm trịch trật tự ở khu vực và thế giới.

Cùng với Trung Quốc, các cường quốc khác cũng có đại chiến lược của mình, mà về cơ bản cũng có thể chia làm ba giai đoạn tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thực lực mạnh hơn nên Mỹ đã ở giai đoạn cuối và Nhật đã ở giai đoạn giữa trên con đường trỗi dậy riêng của họ. Mỹ cho việc họ chi phối trật tự thế giới, can thiệp vào các ổ bất ổn là trách nhiệm của họ. Nhật đang tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang, mở rộng khu vực lợi ích sống còn của họ. Trong khi đó thì An Độ mới đang ở thời kỳ giai đoạn đầu. Tất cả những điều này tạo ra tính phức tạp của một cuộc tranh đua quyền lực nước lớn nhiều giai đoạn cùng một lúc. Việt Nam cần hết sức sáng suốt và quyết đoán để chèo lái thành công trong vùng nước xoáy này.

Tài nguyên địa chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa chính trị.

 

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa các nước, các địa phương. Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên vô giá giúp Việt Nam phồn thịnh. Việc phát huy tài nguyên địa chính trị của Việt Nam có thể diễn ra theo hai hướng:

Một là làm “cửa ngõ” ra biển của nội địa châu Á.

Hai là làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương – trên biển và trên không – qua biển Đông.

Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò “cửa ngõ” của nội địa châu Á thông ra Thái Bình Dương. Miền Bắc làm cửa ngõ thông ra biển của miền Tây Nam Trung Quốc. Miền Trung làm cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan, Lào, có thể cả Myanma. Miền Nam làm cửa ngõ ra biển của Campuchia. Tuy nhiên, “cửa ngõ” chỉ có thể sầm uất khi nội địa có sức sản xuất phát triển mạnh. Xét thực lực của các trung tâm sản xuất trong nội địa nói trên, vai trò “cửa ngõ” chưa phải là một “chìa khóa” cho sự đi lên của Việt Nam. Như vậy, chỉ còn cách là phải “kéo” được các luồng giao thương qua khu vực biển Đông vào Việt Nam.

Nhìn vào bản đồ, ta thấy Việt Nam có thể hướng tới vai trò “trạm trung chuyển” cho tuyến giao thông biển xuyên khu vực và vai trò “trục bản lề” miền Đông Nam châu Á (tính cả Nam Trung Quốc, Đài Loan và Đông An Độ). Tuy nhiên, có mấy khó khăn lớn. Một là, vai trò “trục bản lề” chỉ có thể phát huy tốt sau khi Việt Nam đã làm tốt vai trò “cửa ngõ” và “trạm trung chuyển”. Hai là, trong khu vực đã có Hồng Công và Singapore đóng vai trò trạm trung chuyển. Với điều kiện kỹ thuật và cao trình phát triển hiện nay, khu vực Đông Nam Á không cần có thêm một trung tâm nào nữa cỡ Hồng Công và Singapore.

Để Việt Nam có thể bứt phá trở thành một “đầu mối” của con đường giao thương qua biển Đông, chỉ còn cách là phải liên kết với các đầu mối khác trên con đường này, thông qua chiến lược “lan tỏa”, hình thành nên một đầu mối nữa trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việc kết nối kinh tế với Nhật và Singapore. Đây là những bước đi hợp quy luật vì sự cần nhau giữa Việt Nam, Nhật và Singapore ở mức độ khá lý tưởng. Trong viễn tượng nối kết kinh tế giữa ba nước, Việt Nam cần trở thành hậu phương đất liền của Singapore – trung tâm tài chính, dịch vụ, môi giới, nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á nhưng thiếu không gian và nhân lực. Mặt khác, Việt Nam phải thu hút tư bản, công nghệ và tri thức của Nhật Bản để trở thành một tụ điểm kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và trên con đường sang không gian châu Á – An Độ Dương.

Trong quá trình phát triển, Việt Nam sẽ phải đối phó với sự chênh lệch tài nguyên địa chính trị giữa các vùng, miền ở trong nước, dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa các địa phương. Lợi thế của một địa phương không chỉ nhờ “địa lợi”, “nhân hòa” mà còn “thiên thời”.

Lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng là đầu mối của con đường giao thương qua biển Đông trong quá khứ. Nhưng vị trí của “đầu mối” ấy dịch chuyển dần theo đà tiến bộ của kỹ thuật giao thông, từ hai đầu mối ở miền Bắc (xứ Giao Chỉ cũ) và miền Nam (xứ Phù Nam cũ), hợp vào một đầu mối ở miền Trung (xứ Chăm-pa cũ), rồi chuyển vào miền Nam (vùng Đồng Nai-Bến Nghé). Giao Chỉ và Phù Nam thịnh vào nửa đầu thiên kỷ thứ nhất, Chăm-pa thịnh vào nửa đầu rồi tàn lụi vào nửa sau thiên kỷ thứ hai, cuối cùng nhường vai trò cho miền Đồng Nai-Bến Nghé, để rồi miền này cũng phải đấu tranh để khỏi bị bỏ qua, khi các con tàu đi biển không còn bị bắt buộc phải cập bến từng chặng ngắn nữa và khi miền Nam bán đảo Đông Dương chưa tự mình là một trung tâm sản xuất mạnh.

Ngày nay, miền Bắc nằm xa con đường hàng hải chính qua Biển Đông, lại bị đảo Hải Nam chặn trước mặt nên không thể trở thành vị trí của một “đầu mối” trên con đường biển ấy. Miền Trung tuy có bờ biển như là “bao lơn” trên Thái Bình Dương, có nhiều vịnh nước sâu, kín gió nhưng địa hình chia cắt, tính liên thông với các trung tâm sản xuất khác trong nội địa kém, nên khó phát huy được lợi thế. So với miền Đông Nam Bộ, miền Trung có nhược điểm là không gian phát triển manh mún, phân tán, hậu phương thưa dân, sản xuất yếu, sức mua nhỏ. Bản thân miền Đông Nam Bộ đã là đầu mối của một tiểu khu vực bao gồm cả miền Tây Nam Bộ, miền Trung và Campuchia. Do đó, lợi thế miền Trung (vị trí “bao lơn”, các vịnh nước sâu, kín gió) chỉ có thể phát huy một cách có hiệu quả nếu miền Trung hướng tới gắn mình vào luồng giao thương quốc tế, đầu tư nhắm vào xuất khẩu, không nhất thiết phục vụ thị trường nội địa.

Tài nguyên địa chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa chính trị. Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang ló dạng, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và liên kết kinh tế của khu vực. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam.

Vũ Hồng Lâm

Trung tâm khoa học và các vấn đề quốc tế Belfer, Kenedy School of Government, Đại học Harvard.

(Bài viết đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”, ngày 13 tháng 10 năm 2005)

 

Những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc

 

Đặc điểm

Tây Bắc

Đông Bắc

Phạm vi

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

Nằm ở tả ngạn sông Hồng

Đặc điểm chung

-Là khu vực địa hình cao nhất Việt Nam cùng những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.

-Địa hình nổi bật với các cánh cung lớn hình rẻ quạt quy tụ ở Tam Đảo.

-Địa hình cácxtơ phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng.

Các dạng địa hình chính

-Có 3 mạch núi chính:

+Phía đông: dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phăngxipăng 3143 m cao nhất cả nước.

+Phía tây: núi cao trung bình dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt-Lào.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi: Phong Thổ, Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

-Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa có dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng sông Mã.

-Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng Nghĩa Lộ, Điện Biên.

-Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng tây bắc-đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

-Có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Một số đỉnh núi cao nằm thượng nguồn sông Chảy: Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2711 m), Pu Tha Ca (2274 m).

-Giáp biên giới Việt-Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng.

-Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m.

-Giáp đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100 m.

-Các dòng sông cũng chạy theo hướng vòng cung là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.


Những điểm khác nhau về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Đặc điểm

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

-Nam sông Cả đến đèo Hải Vân

-Phía nam Bạch Mã đến vĩ tuyến 11ºB

Đặc điểm chung

-Gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc-đông nam.

-Cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

-Gồm các khối núi và cao nguyên theo hướng bắc-tây bắc, nam-đông nam.

Các dạng địa hình chính

-Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ Bàng). Phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế.

-Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16ºB làm ranh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam.

-Phía đông: khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng và nâng cao.

-Phía tây: các cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh bề mặt rộng lớn, bằng phẳng từ 500 – 800 – 1000 m.

-Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông-tây rõ hơn ở Trường Sơn Bắc.

Thông tin về địa hình đồi núi Việt Nam.

¾ lãnh thổ nước ta là đồi núi. Dù cho suốt đời ở đồng bằng đi nữa, không ai lại không cảm thấy bóng dáng của núi bên mình nơi mà tổ tiên chúng ta bắt đầu sinh cơ lập nghiệp. Ở các đồng bằng Trung Bộ thì núi không còn là vật thể xa lạ nữa mà nhập vào trong cảnh vật tự nhiên một cách hài hòa đến nỗi núi và đồng bằng hầu như là một. Chỉ có miền Trung và Tây Nam Bộ mới thực sự là ở xa núi nhưng núi lại thấy xuất hiện đột ngột ở Hà Tiên, ngay trên bờ biển.

Các đồi núi Việt Nam nói chung đều có dạng hình khối, đỉnh tròn hoặc bằng ở những độ cao sàn sàn ngang nhau (500, 1.000 hay 1.500 m), thỉnh thoảng mới có ngọn núi nhô cao trên 2.000 m. Những đỉnh núi nằm cùng ngang một độ cao có thể được nối liền lại bằng tưởng tượng, chúng tạo thành cái mà người ta gọi là những “bề mặt san bằng cổ”, làm chứng cho những giai đoạn bóc mòn mãnh liệt đã qua. Cái trái ngược có thể thấy ở đây là mặc dù hình dạng núi có vẻ là núi già nhưng sườn núi lại dốc hoặc rất dốc, đổ xuống các thung lũng hẹp và ngoắt ngoéo…

Những điều vừa nói ở trên hình như không đúng lắm với dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy núi vừa cao vừa đồ sộ: dài 180 km, rộng 30 km, dãy núi có nhiều đỉnh cao vào khoảng 3.000 m (đỉnh cao nhất là Phanxipăng 3.143 m), nhọn và sắc như răng cưa, trông chẳng khác gì những núi miền ôn đới. Tuy thế, nhưng người ta vẫn thấy có những bề mặt san bằng cổ như là dấu hiệu của địa hình già thuộc các xứ nóng không hề biết đến tác dụng mạnh mẽ của băng tuyết.

Dãy Hoàng Liên Sơn – Mái nhà của khu vực Đông Dương.

Dãy Hoàng Liên Sơn phát triển trên khối nâng cổ Nguyên sinh Phanxipăng. Trong các vận động Cổ sinh, khối nâng được mở rộng dần trở nên vững chắc bởi các khối xâm nhập granit và nâng mạnh trong Tân sinh tạo nên dãy núi cao Hoàng Liên Sơn ngày nay. Cấu trúc địa chất gồm nhiều rặng núi hầu hết là đá phiến kết tinh, đá hoa cương và đá phún xuất. Dãy núi kéo dài 180 km từ biên giới Việt-Trung tới khuỷu sông Đà ở Vạn Yên, độ cao trên 1500 m, trừ đèo Khau Cọ địa hình hạ thấp (1.068 m) nằm trên đường Bản Hà đi Than Uyên dọc theo thung lũng ngòi Diên, phân chia Hoàng Liên Sơn thành hai bộ phận. Nửa Bắc, bắt đầu bởi dãy Tao Phong San 2.820 m, đỉnh cao nhất 2.950 m, giới hạn bởi thung lũng Mường Hum và đèo Mây (2.020 m), trên có đường Bát Sát đi Phong Thổ. Các khối núi Pu Khao Lương, Pu Ta Leng, Panxipăng, Nam Kang Ha Tao là địa hình núi cao trên 2.000 m, chủ yếu cấu tạo bởi tinh thạch cổ có xâm nhập granit. Đỉnh cao nhất Panxipăng 3.143 m, Tả Yang Phình 3.096 m. Đây là khu vực núi trong Tân kiến tạo được nâng lên với biên độ mạnh nhất: 1.500 m (bằng chứng là trầm tích Đệ Tam ở Bình Lư nâng cao 1.500 m so với vị trí cũ của nó). Địa hình mang đặc điểm điển hình của miền núi cổ trẻ lại, biểu hiện ở sườn dốc mạnh, độ dốc đạt tới 40º– 45º, đường chia nước rõ, sắc sảo, dạng răng cưa, chia cắt mạnh, sông suối vuông góc với dòng chính, chia cắt sâu mạnh, nhiều khi tạo ra hẻm vực sâu. Đỉnh khối Tả Yang Phình 3.096 m, sườn tây dựng trên một bề mặt sơn nguyên độ cao 2.000 m, vách đá sơn nguyên này chênh với dòng Nậm Mu độ sâu 1.000 m.

Các cao nguyên đá vôi.

Cao nguyên đá vôi Đồng Văn. Nằm ở vùng núi cao khu vực cực bắc của nước ta, có độ cao trung bình 1.600-1.650 m, chạy dài 40 km và rộng 26 km. Đá vôi ở đây có màu xám sáng và đen, chứa nhiều hóa đá vi sinh vật. Do ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, khu vực này được nâng lên mạnh mẽ và các quá trình cácxtơ hiện đang trong giai đoạn trẻ lại. Xung quanh cao nguyên Đồng Văn là những thành vách đá vôi dựng đứng cao 700-800 m. Mạng lưới thủy văn ở đây chủ yếu là các sông suối ngầm, còn dòng chảy trên mặt rất hiếm và rất thiếu nước.

Cao nguyên Bắc Hà. Phần lớn được cấu tạo bởi đá vôi phân lớp màu sáng, một số đã bị biến chất thành đá hoa, xen kẽ các lớp đá phiến có tuổi Cambri. Cao nguyên Bắc Hà có độ cao tương đối lớn, từ 1.000-1.500 m, đỉnh núi cao nhất ở đây trên 1.800 m. Địa hình vùng này có độ chia cắt sâu rất lớn, có nơi tới 1.000 m, điển hình là hẻm vực sông Chảy ở khu vực giữa Mường Khương và Bắc Hà. Cao nguyên Bắc Hà cũng nằm trên một vùng được nâng lên mạnh nên các quá trình cácxtơ ở đây cũng rất phát triển. Dòng chảy trên mặt rất hiếm, mạng lưới sông suối thưa thớt, chủ yếu là các mạch suối ngầm.

Cao nguyên Tả Phình – Sin Chải. Là cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình 1.000 m. Đá vôi ở đây có màu đen và sáng, phân lớp và dạng khối, có tuổi Cacbon và Cacbon-Pecmi. Trên bề mặt cao nguyên, các dải đá vôi nằm xen kẻ với các loại đá phiến, cát kết, cuội kết và đá phun trào spilit. Do đặc tính địa hình đá vôi nên ở đây xuất hiện nhiều phễu cácxtơ, địa hình chia cắt sâu và rất hiếm nước. Đáng chú ý là lớp phủ thực vật tự nhiên ở đây đã bị tàn phá nhiều và còn lại diện tích khá lớn các đồng cỏ.

Cao nguyên đá vôi Sơn La. Có địa hình thấp hơn cả, độ cao trung bình chỉ vào khoảng 550-770 m. Đá vôi ở đây phân lớp mỏng, có nhiều màu sắc tạo thành các dải nằm kẹp giữa các đứt gãy và những dải đá trầm tích, biến chất và macma xâm nhập. Quá trình cácxtơ ở đây đã trải qua giai đoạn phát triển rất lâu dài, nhiều nơi còn sót lại các đỉnh núi đá vôi đã bị phong hóa mạnh.

Cao nguyên đá vôi Mộc Châu. Bao gồm các dải đá vôi lớn hơn và có địa hình cácxtơ trẻ hơn. Mặt bằng của cao nguyên này có độ cao trung bình 1.000-1.100 m, còn ở bộ phận rìa cao nguyên có độ cao từ 600-1.000 m. Trên bề mặt cao nguyên đã xuất hiện nhiều thung đá vôi và các cánh đồng cácxtơ mở rộng thành các cánh đồng phù sa. Nhiều nơi đá vôi bị bóc mòn để lộ ra các lớp đá trầm tích khác ở bên dưới. Cao nguyên Mộc Châu còn có lớp phủ thổ nhưỡng khá dày là đất feralit có mùn và đất feralit đỏ sẫm do đá vôi phong hóa. Lớp phủ thực vật ở đây cũng còn khá và có nhiều cánh đồng cỏ tự nhiên rất xanh tốt.

 

Các cao nguyên badan ở Tây Nguyên.

Cao nguyên Plâycu. Là một cao nguyên badan trẻ, rộng lớn, dạng đồi lượn sóng với nhiều di tích núi lửa, cao trung bình 700-800 m. Đỉnh núi Chư Hơđrông là một miệng núi lửa đã tắt, cao tới 1.025 m. Cao nguyên Plâycu là đầu nguồn của nhiều sông suối đổ vào hai sông lớn là Xrêpok và Xê Xan ở phía tây, sông Ya Ayun thuộc lưu vực sông Ba phía đông.

Cao nguyên Buôn Ma Thuột. Cũng là cao nguyên badan trẻ, rộng lớn, chiều dài bắc-nam trên 90 km và chiều rộng đông-tây khoảng 70 km. bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng, chỉ điểm một vài đồi sót và các di tích miệng núi lửa đã tắt.

Cao nguyên Đắc Nông. Là cao nguyên badan cổ, nối tiếp với cao nguyên Di Linh về phía tây. Đây là một khối nâng dạng vòm, độ cao trung bình 800-1.000 m. Bề mặt trung tâm bị phân cắt thành những đồi tròn bát úp, sườn của vòm nâng bị phân cắt tận móng đá gốc.

Cao nguyên Lâm Viên. Là một bề mặt san bằng cổ, độ cao 1.600 m. Bề mặt này được cấu tạo chủ yếu bởi đá granit, đá phiến sét và trầm tích phun trào. Địa hình bị chia cắt mạnh, biên độ đạt 100 m, tạo nên những dải đồi kéo dài với sườn khá dốc.

Cao nguyên Di Linh. Là một cao nguyên bóc mòn có dạng một thung lũng cổ hướng đông-tây, mặt phủ badan, đã bị phong hóa latêrit mạnh. Ở vùng Bảo Lộc bề mặt cao nguyên khoảng 800 m, phát triển các thung lũng khá rộng, đáy bằng, ngập nước và có tích tụ sét màu đen.

Đặc điểm giống nhau và khác nhau về điều kiệu hình thành, địa hình và đất giữa

đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Giống nhau:

– Đều là các đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.

– Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông.

– Địa hình tương đối bằng phẳng.

– Đất phù sa màu mỡ

Khác nhau

Nguyên nhân hình thành

– Là đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

– Là đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu

Diện tích

– 15.000 km²

– 40.000 km²

Địa hình

– Thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, bị chia cắt thành nhiều ô

– Bằng phẳng hơn, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, bị chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

Đất

– Phần lớn đất phù sa trong đê, bạc màu

– Phù sa ngọt ven sông, đất phèn, đất mặn

Thuận lợi và khó khăn trong sử dụng

– Thuận lợi: trồng lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi thủy sản.

– Khó khăn: địa hình bị chia cắt thành nhiều ô nên tạo thành các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.

– Thuận lợi: trồng lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi thủy sản.

– Khó khăn: nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm, nhất là mùa mưa. 2/3 diện tích đất mặn, đất phèn.

 

Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế-xã hội.

 

Khu vực

Thế mạnh

Hạn chế

Đồi núi

Khoáng sản (nội sinh và ngoại sinh), rừng và đất trồng.

Hình thành chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, cây lương thực.

Tiềm năng thủy điện, du lịch sinh thái.

Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế.

Xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại… tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Gây tác hại cho sản xuất và đời sống.

Đồng bằng

Phát triển nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nông sản.

Tài nguyên thủy sản, khoáng sản và lâm sản. Điều kiện thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

Thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Thông tin về vùng biển Việt Nam:

1. Các yếu tố hải văn được chia thành hai nhóm: các yếu tố tĩnh là nhiệt độ, độ muối; các yếu tố động là sóng, thủy triều, hải lưu.

Nhiệt độ nước biển: Biển Đông cao, trung bình trên 23ºC và tăng dần từ bắc vào nam, từ ven bờ ra ngoài khơi. Sự biến động nhiệt độ biển theo mùa biểu hiện rõ ở vùng biển phía bắc, nhất là vùng ven biển, nhiệt độ mùa đông có thể xuống dưới 15ºC, biên độ nhiệt năm tới 12-13ºC.

Độ muối của nước biển trung bình là 30-33‰, cũng thay đổi theo mùa và theo khu vực. Ở ngoài khơi, độ muối cao và ổn định, còn ở ven bờ, độ muối biến động theo mùa mưa, mùa khô do ảnh hưởng của nước sông đổ ra biển.

Sóng Biển Đông tác động vào vùng biển nước ta chịu sự chi phối của gió mùa và địa hình vùng biển. Trong mùa gió Đông Bắc, tốc độ gió lớn nên sóng nhiều và lớn hơn mùa gió Tây Nam. Hướng sóng đông bắc chiếm tới 75% số lần xuất hiện sóng trong toàn mùa và tác động mạnh nhất vào bờ biển Trung Bộ.

Thủy triều: nơi thủy triều vào sâu và lên cao nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Độ cao của triều từ 3-4 m. Trên sông Thái Bình, ảnh hưởng của triều lên tới Phả Lại, còn ở châu thổ sông Cửu Long tới Cần Thơ.

Hải lưu: dọc theo bờ biển nước ta có 2 dòng hải lưu chính theo gió mùa. Mùa gió Đông Bắc tạo nên dòng hải lưu lạnh theo hướng đông bắc-tây nam. Vào mùa hạ, gió Tây Nam làm xuất hiện dòng hải lưu chảy ngược hướng từ tây nam lên đông bắc. Còn tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan hình thành các hệ thống hải lưu nhỏ, về mùa gió Đông Bắc, hướng chảy của hải lưu ngược chiều kim đồng hồ, còn về mùa gió Tây Nam, hướng chảy hải lưu thuận chiều kim đồng hồ.

Các yếu tố sóng, thủy triều, hải lưu tác động lên địa hình bờ biển tạo nên các dạng địa hình bờ biển khác nhau.

2. Khái niệm vịnh, vũng:

Sự hình thành các dạng địa hình bờ biển khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện sau:

– Cấu tạo của đá.

– Độ cao của đường bờ biển.

– Hướng bờ biển so với sóng và gió.

– Độ dốc đáy biển.

Bốn điều kiện đó phối hợp lại, dẫn đến các quá trình tạo thành địa hình bờ biển khác nhau. Bờ biển có thể bị chia cắt hay san phẳng. Bờ biển có đá mềm và đá cứng xen kẽ, chỗ đá mềm bị đào sâu thành vũng, chỗ đá cứng lồi ra thành mũi.

Vịnh: giữa hai mũi nhô ra biển, đường bờ biển lõm sâu vào đất liền hình thành các vịnh biển như vịnh Đà Nẵng giữa dãy Bạch Mã và bán đảo Sơn Trà, vịnh Quy Nhơn khuất sau bán đảo Phước Mai. Các vịnh Xuân Đài, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh thuộc vùng biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, có nhiều núi, bán đảo nhô ra biển.

Vịnh có thể được hình thành do phần rìa lục địa bị chìm ngập dưới biển (như vịnh Bắc Bộ).

Vũng: được thành tạo ở nơi có đá mềm bị xâm thực, đường bờ biển không lõm sâu, bồn chứa nước rộng như Vũng Rô nằm giữa Đại Lãnh và Hòn Gốm.

Vũng có thể bị cồn cát bao bọc ngoài song vẫn ăn thông ra biển và chưa được lấp đầy như vũng Cầu Hai, vũng Lăng Cô ở Thừa Thiên-Huế.

 

3. Tiềm năng biển Việt Nam:

Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế-chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Biển Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái của khu vực, là vùng chuyển tiếp đặc biệt giữa Thái Bình Dương và An Độ Dương về mặt địa lý, sinh thái và hàng hải.

Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km với 114 cửa sông lớn nhỏ. Hàng năm, các sông đổ ra biển khoảng 880 tỷ m³ nước và 250 triệu tấn bùn cát (tập trung chủ yếu ở hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long), cung cấp cho biển những nguồn dinh dưỡng to lớn và mở lấn ra biển gần 1.000 ha đất bồi. Đất ngập nước ven biển có vai trò to lớn về sinh thái và môi trường, có giá trị sử dụng cho khai hoang phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng… Việt Nam có trên 3000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.600 km², có nhiều giá trị quý như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển, dự báo thời tiết, an ninh quốc phòng…

Khu vực bờ biển với các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, hang động… có tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch, dịch vụ. Hệ thống bãi biển, với 125 bãi có giá trị cao, đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu… đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Hiện cả nước có trên 40 cảng biển lớn nhỏ (theo quy hoạch đến năm 2.010 là 104) là lợi thế về vận tải, giao thương trong nước cũng như quốc tế. Biển còn ẩn chứa trong mình nhiều nguồn lợi về khoáng sản như dầu khí, sa khoáng titan, cát thủy tinh, muối…

Vùng ven biển có khoảng 100 mỏ khoáng sản, đặc biệt vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Dầu khí thềm lục địa có trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, trữ lượng công nghiệp được xác định khoảng 1,2 tỷ tấn, sản lượng khai thác đạt khoảng 20 triệu tấn/năm.

Các hệ sinh thái ven biển như cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển… có năng suất và đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái nước trồi tạo nên các ngư trường nổi tiếng ngoài khơi như Bình Thuận, Tây Nam Cà Mau, Bạch Long Vĩ… Có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến ở biển Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực).

Biển Việt Nam có 110 loài các cá kinh tế thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3-3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Ngoài cá, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 100 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có 90 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài).

Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh rất lớn. Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản lượng lớn thủy sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát triển, trường tồn của đất nước.

 

4. Thiên tai trên Biển Đông.

Bão, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai do Biển Đông gây ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Mỗi năm, trung bình vùng đồng bằng và ven biển nước ta đón nhận 3-4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào. Năm nhiều bão có thể có từ 8-10 cơn, năm ít cũng 1-2 cơn.

Bão qua Biển Đông gây mưa to, lượng mưa đột ngột tăng lên đến 300-400 mm trong một ngày đêm, nước dâng nhanh, gió giật mạnh, sóng lớn làm phá hủy các công trình xây dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đất đai. Những đợt sóng lớn (sóng lừng) do bão gây lên có thể rất cao, độ cao cực đại ở Cô Tô, Bạch Long Vĩ là 6-7 m; ở Hoàng Sa, Trường Sa đến 11 m.

Bão lớn, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên đe dọa, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta nhất là vùng ven biển Trung Bộ.

Bảng tổng hợp hoạt động gió mùa ở nước ta:

Gió mùa

Hướng gió chủ yếu

Nguồn gốc

Phạm vi hoạt động

Thời gian hoạt động

Tính chất

Anh hưởng đến khí hậu

Gió mùa mùa đông

Đông Bắc

Ap cao Xibia

Miền Bắc

Tháng XI

-> tháng IV

Lạnh khô,

Lạnh ẩm

Mùa đông ở miền Bắc

Gió mùa mùa hạ

Tây Nam

Nửa đầu mùa: áp cao Bắc An Độ Dương

Cả nước

Tháng V

-> tháng VII

Nóng ẩm

Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ

Vào giữa và cuối mùa: áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam

Tháng VI

-> tháng X

Nóng ẩm

Mưa cho cả nước

 

1. Hoạt động của Tín phong.

– Về mùa đông, Tín phong theo hướng đông bắc vào nước ta. Ở miền Bắc, Tín phong bị khối khí lạnh phương Bắc lấn át. Ở miền Nam, nơi khối khí lạnh ít xâm nhập xuống thì Tín phong mới mạnh lên kết hợp với bức chắn địa hình là nguyên nhân gây mưa cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

– Về mùa hạ, trung tâm áp cao bán cầu Bắc mở rộng, Tín phong xuất phát từ rìa tây nam của trung tâm áp cao thổi theo hướng đông nam vào nước ta, đan xen với gió mùa Tây Nam, nhưng ưu thế thuộc gió mùa Tây Nam.


2. Hoạt động của gió mùa.

Vị trí Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á (phạm vi từ 10ºN – 50ºB và từ 60ºĐ – 150ºĐ), là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.

 

– Gió mùa mùa đông:

Bản chất của gió mùa Đông Bắc là khối khí cực lục địa từ trung tâm áp cao Xibia ở vĩ độ 50ºB di chuyển về nước ta. Trung tâm áp cao này có áp suất rất mạnh (do đây là vùng rất lạnh và khô, nhiệt độ bề mặt đất hạ rất thấp trong thời kỳ mùa đông). Trung tâm áp cao mở rộng và khống chế hầu như toàn bộ lục địa châu Á, đẩy lùi áp cao chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm). Chính vì vậy, về mùa đông ớ nước ta (rõ rệt nhất là phía Bắc lãnh thổ), khối khí lạnh này chiếm ưu thế.

Nửa đầu và giữa mùa đông (vào các tháng XI, XII, I), khối khí di chuyển qua lục địa châu Á (khối khí NPc) rộng lớn mang lại mùa đông cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô.

Nửa sau mùa đông (vào các tháng II, III), do áp thấp Alêut làm cho khối khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển Nhật Bản và biển Đông Hải (Trung Quốc) vào nước ta gây nên thời tiết lạnh, ẩm. Trên đường di chuyển qua biển, khối khí bị biến tính mạnh, nhiệt độ tăng và nhận thêm nhiều hơi nước để đạt độ ẩm tương đối tới 90%. Vào cuối mùa, thời tiết ấm và ẩm hơn. Lượng ẩm cao gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Hệ quả hoạt động của gió mùa mùa Đông Bắc là hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2-3 tháng lạnh với những ngày nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh, khô và nửa sau mùa đông là những ngày lạnh, ẩm.

– Gió mùa mùa hạ:

Về mùa hạ, có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

Ở bán cầu Bắc, trung tâm áp thấp An Độ-Mianma hút gió từ An Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan-TBg). Khối khí này có nguồn gốc biển (nóng, ẩm) nên thường gây ra dông nhiệt mạnh. Đầu mùa hạ, khối khí TBg di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên; khi vượt dãy Trường Sơn và dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên nóng khô (gió phơn Tây Nam-gió Lào). Đôi khi áp thấp Bắc Bộ tạo nên sức hút mạnh, làm xuất hiện gió nóng Tây Nam tại đồng bằng Bắc Bộ. Thời tiết do gió này mang lại rất nóng khô, nhiệt độ lên tới trên 37ºC và độ ẩm xuống dưới 50%.

Từ giữa mùa hạ, áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam mạnh lên. Khối khí từ áp cao này di chuyển theo hướng đông nam, khi vượt qua Xích đạo chuyển hướng tây nam (do lực Coriolis) đến Việt Nam. Khối khí Xích đạo (Em) có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên dải hội tụ nhiệt đới (mặt giao giữa hai Tín phong bán cầu Bắc và Nam), vì thế khối khí này không ổn định thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của khối khí Xích đạo hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở nước ta. Khối khí Xích đạo cùng với dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc và là nguyên nhân gây mưa mùa hạ cho toàn quốc, vào các tháng VI đến tháng X cho Nam Bộ và Tây Nguyên, tháng VIII (mưa ngâu) cho đồng bằng Bắc Bộ, tháng IX cho Trung Bộ.

Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này chuyển hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” cho Bắc Bộ.

Hệ quả giao tranh giữa các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia: mùa đông lạnh khô ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; còn ở miền Nam có hai mùa mưa, khô rõ rệt và nóng quanh năm.

 

Những biểu hiện chính ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến

các thành phần tự nhiên khác.

 

Các thành phần tự nhiên

Biểu hiện

Địa hình

Quá trình xâm thực, rửa trôi đất mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở vùng châu thổ hạ lưu sông.

Sông ngòi

Dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

Đất

Đặc trưng bởi quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu và là loại đất chính ở nước ta.

Sinh vật

Tiêu biểu là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh với thành phần động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

Cảnh quan thiên nhiên

Tiêu biểu là cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

 

Thông tin ảnh hưởng của khí hậu đến các thành phần tự nhiên khác:

Anh hưởng của khí hậu đến các thành phần tự nhiên khác là hết sức rõ rệt. Khí hậu đóng vai trò như một nhân tố động lực chi phối các quá trình diễn ra trên bề mặt đất: quá trình xâm thực, bồi tụ, quá trình phong hóa thành tạo đất và quá trình sinh trưởng phát triển của sinh vật, tổng lượng nước, lượng phù sa của sông ngòi…

 

1. Đối với địa hình:

Khí hậu (bao gồm các yếu tố nhiệt độ, biên độ nhiệt độ, gió mưa), tham gia vào các quá trình phong hóa vật lý, hóa học, sinh học và quá trình bào mòn, vận chuyển, bồi tụ làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại. Như vậy, nhân tố khí hậu đã góp phần làm sâu sắc hơn, rõ nét hơn tính chất trẻ của địa hình núi Việt Nam do Tân kiến tạo để lại, đồng thời làm san bằng, mềm mại hơn địa hình đồi, bán bình nguyên. Có thể nói, quá trình xâm thực bào mòn do nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi Việt Nam hiện tại. Với địa hình đồng bằng thì quá trình bồi tụ lại giữ vai trò chủ yếu.

 

2. Đối với sông ngòi:

Các đặc điểm của sông ngòi của Việt Nam là hệ quả tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trên nền địa hình nhiều đồi núi. Đặc điểm này của sông ngòi cũng phản ánh đặc điểm chung của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

3. Đối với thổ nhưỡng:

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Đất feralit là sản phẩm của vỏ phong hóa trên đá mẹ axit trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Đặc tính của loại đất này là lớp vỏ phong hóa dày, đất thông khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều ôxit sắt, nhôm, đất chua, dễ bị thoái hóa.

Giải thích sự hình thành đá ong (latêrit): sự hình thành đá ong là giai đoạn cuối cùng của quá trình feralit diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá hủy, mùa khô kéo dài, sự tích tụ ôxit sắt, nhôm trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt bị rửa trôi hết, tầng tích tụ lộ ra trên mặt, rắn chắc lại thành tầng đá ong. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt và không canh tác được.

Đất bị đá ong hóa thường thấy nhiều ở vùng đồi, thềm phù sa cổ vì ở các vùng này quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ, nếu mất lớp phủ thực vật thì quá trình đá ong tiến triển mạnh.

 

Anh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

 

Anh hưởng

Thuận lợi

Khó khăn

Đến sản xuất nông nghiệp

 

Phát triển nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

Tính thất thường của các yếu tố khí hậu, thời tiết gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh… trong sản xuất nông nghiệp.

Đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

Phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch và các hoạt động khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô.

 

Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu và mùa nước của sông ngòi. Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. Các thiên tai gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản. Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

 

Thông tin về nhận xét nhiệt độ và biên độ nhiệt độ của 2 địa điểm Hà Nội và tp Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

 

Địa điểm

tºTB năm (ºC)

tºTB tháng lạnh (ºC)

tºTB tháng nóng (ºC)

Biên độ tºTB năm (ºC)

tº tối thấp tuyệt đối (ºC)

tºtối cao tuyệt đối (ºC)

Biên độ tº tuyệt đối (ºC)

Hà Nội

(21º01’B)

23,5

16,4

(tháng I)

28,9

(tháng VII)

12,5

2,7

42,8

40,1

Tp Hồ Chí Minh

(10º47’B)

27,1

25,7

(tháng XII)

28,9

(tháng IV)

3,2

13,8

40,0

26,2

 

Tại địa điểm Hà Nội:

– Có 3 tháng lạnh nhiệt độ < 18ºC, nhiệt độ thấp nhất là tháng I (16ºC), nhiệt độ tối thấp 2,7ºC; có 5 tháng nóng (từ tháng V đến tháng IX), nhiệt độ cao nhất là tháng VII (28,9ºC), nhiệt độ tối cao lên tới 42,8ºC. Biên độ nhiệt độ cao với 12,5ºC, gấp khoảng 4 lần biên độ nhiệt độ của tp Hồ Chí Minh.

– Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, tổng lượng mưa mùa mưa là 1421,7 mm.

– Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV, tổng lượng mưa mùa khô là 245,5 mm.

Như vậy khí hậu của Hà Nội có sự phân mùa rất rõ rệt, đó là mùa đông và mùa hè. Mùa đông lạnh, không quá khô, có tới 3 tháng nhiệt độ < 18ºC. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào cuối mùa đông không khí lạnh đi qua biển gây nên hiện tượng mưa phùn nên Hà Nội không có tháng hạn. Mùa hè Hà Nội có mưa nhiều vì đón gió Đông Nam từ biển thổi vào gây mưa lớn.

 

Tại địa điểm tp Hồ Chí Minh:

– Không có tháng lạnh, có 12 tháng nóng, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình đạt 25,8ºC; nhiệt độ tháng cao nhất là tháng IV đạt 28,9ºC. Biên độ nhiệt độ thấp hơn nhiều so với Hà Nội chỉ là 3,1ºC. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp của vùng nhỏ hơn nhiều so với Hà Nội.

– Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, lượng mưa là 1803 mm.

– Mùa khô từ tháng XII đến tháng IV, có 2 tháng khô và 3 tháng hạn.

Như vậy, khí hậu tp Hồ Chí Minh có 2 mùa rất rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ nóng quanh năm, mưa nhiều, do tp Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mà chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Tây Nam.

 

Bảng so sánh đặc điểm khí hậu và cảnh quan thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc

và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

– Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

– Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện: nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC. Mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình < 18ºC thể hiện rõ ở trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc). Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

– Khí hậu: cận xích đạo gió mùa.

 

– Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25ºC và không có tháng nào < 20ºC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô (đặc biệt rõ từ vĩ độ 14ºB trở vào).

– Cảnh quan thiên nhiên: tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.

Tuy nhiên sự phân mùa nóng lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: Mùa đông, bầu trời nhiều mây, thời tiết lạnh, mưa ít, nhiều loài cây bị rụng lá. Mùa hạ: trời nắng, nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.

– Trong rừng, thành phần loại động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn…

– Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng nhiều loại rau, quả cận nhiệt và ôn đới.

– Cảnh quan thiên nhiên: tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

– Thành phần động thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới phương Nam (nguồn gốc Malaysia-Inđônêsia) đi lên hoặc từ phía tây (Hymalya-An Độ) di cư sang.

– Trong rừng, xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…

– Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu…

 

Bảng khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở nước ta.

Vùng đồi núi

Vùng đồng bằng ven biển

Vùng biển và thềm lục địa

– Sự phân hóa rất phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

-Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

-Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

-Vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

-Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa thu đông và đồng thời còn chịu tác động gió Tây khô nóng vào mùa hạ.

– Tây Nguyên mùa khô vào thu đông, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa.

-Thay đổi tùy theo từng nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

-Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

-Thiên nhiên có phần khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch, kinh tế biển.

-Có diện tích lớn gấp 3 lần trên đất liền.

-Độ nông-sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và thay đổi theo đoạn bờ biển.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Thiên nhiên phân hóa theo đai cao ở Việt Nam

Tên đai cao

Độ cao phân bố

Đặc điểm khí hậu

Các loại đất chính

Các hệ sinh thái chính

Đai nhiệt đới gió mùa chân núi

Dưới 600 – 700 m (ở miền Bắc) và dưới 900-1.000 m (ở miền Nam)

Nhiệt đới điển hình thể hiện rõ nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (trung bình tháng > 25ºC).

– Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích cả nước.

– Đất feralit đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích cả nước.

Hệ sinh thái nhiệt đới lá rộng thường xanh. Rừng cấu trúc 3 tầng cây gỗ, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú.

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Từ 600 – 700 m lên đến 2600 m (ở miền Bắc) và từ 900-1.000 m đến 2.600 m (ở miền Nam)

Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ > 25ºC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

– Đất feralit có mùn và đất mùn.

– Phong hóa yếu, tầng đất mỏng hơn

– Xuất hiện các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

– Các loài thú có lông dày: gấu, sóc, cáo, cầy.

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Từ 2.600 m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

Có tính chất ôn đới

– Đất mùn thô

Các loài thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam

Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc.

Vùng núi Đông Bắc: hướng vòng cung của các dãy núi đón nhận trực tiếp khối khí lạnh (gió mùa Đông Bắc) từ phương Bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm và là vùng có mùa đông lạnh rõ rệt nhất toàn quốc. (Nếu so 2 địa điểm có cùng độ cao và vĩ độ thì địa điểm Đông Bắc có nhiệt độ thấp hơn so với Tây Bắc từ 2-3ºC). Ở vùng núi thấp cảnh quan thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới.

Vùng núi Tây Bắc khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn. Vào mùa hạ, gió mùa Đông Nam bị các khối núi-cao nguyên nằm ở phía nam (như cao nguyên Mộc Châu) ngăn cản. Luồng gió này chỉ luồng theo các thung lũng sông vào vùng Tây Bắc, nên mùa mưa ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm. Phần phía nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu…) còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. Ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô. Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao. Phần phía bắc và đông bắc của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên 2.000 m, nhiều đỉnh núi vượt trên 3.000 m, xuất hiện đai rừng cận nhiệt và đai rừng ôn đới trên núi cao.

Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.

Đông Trường Sơn : mùa mưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I) do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc), bão, áp thấp từ biển Đông, dải hội tụ nội nhiệt đới. Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô. Mùa khô tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, ở đây tập trung nhiều khu rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá (gọi là rừng khộp).

Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào nửa đầu mùa hạ (tháng V, VI) gió mùa mùa hạ từ Bắc An Độ Dương qua vịnh Bengan mang lại mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn.

Thông tin về cảnh quan thiên nhiên Việt Nam:

1. Trên toàn quốc, khí hậu có đặc tính chung là ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có cảnh quan thiên nhiên chung là rừng gió mùa. Tuy nhiên, có sự phân hóa giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

Phần lãnh thổ phía Bắc gần chí tuyến, khí hậu có tính chất cận nhiệt đới.

Phần lãnh thổ phía Nam gần Xích đạo, khí hậu có tính chất cận xích đạo.

Hai đới cảnh quan trên có sự khác nhau về nền nhiệt độ và sự phân mùa. Sự khác nhau đó biểu hiện ở thành phần loài sinh vật và ở sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo nhịp điệu mùa.

2. Sự phân hóa thiên nhiên ở hai đới:

Đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa: hình thành một mùa đông lạnh và khô, chỉ biểu hiện rõ rệt từ dãy Hoành Sơn trở ra. Dãy Hoành Sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã không còn mùa đông rõ rệt, đồng thời hướng địa hình gần vuông góc với hướng gió Đông Bắc từ biển thổi vào làm cho lượng mưa tăng dần, đến Huế lượng mưa đạt trên 2.800 mm.

Đới cảnh quan rừng xích đạo gió mùa: nền nhiệt độ (thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ) đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo có một mùa mưa và một mùa khô (biểu hiện rõ từ vĩ tuyến 14ºB trở vào). Còn trong phạm vi từ vĩ tuyến 14ºB (Quy Nhơn) đến vĩ tuyến 16ºB (Bạch Mã), do bức chắn của khối núi Kon Tum, lượng mưa còn lớn và trong năm có 3-4 tháng nhiệt độ trung bình tháng < 25ºC.

 

Thông tin về một số hệ sinh thái chính của phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

a. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới.

Đây là kiểu hệ sinh thái rừng phát triển trên các vùng đồi núi thấp dưới 1000 m tại Bạch Mã, Bà Nà, Đăk Lăk, Plâycu, Di Linh, Tây Ninh… Đất rừng là loại feralit đỏ vàng, không có tầng đá ong chặt. Tầng đất sâu, dày, khả năng giữ nước tốt. Cấu trúc rừng gồm nhiều tầng cây, cao tới 25-30 m. Tán rừng kín, rậm và do những cây lớn thường xanh hợp thành. Sao dầu là họ cây ưu thế ở các tầng trên, nhất là tầng vượt tán và tầng tán rừng. Cây họ dầu thường xanh như Sao đen, Sao xanh, Kiền kiền, Sâng đào, Dầu rái (Dầu nước), Gụ, Gội, Muồng đen, Huỳnh… là những cây ưu thế. Một số nơi có cây rụng lá như Bằng lăng mọc xen lẫn.

Quần xã động vật trong hệ sinh thái này cũng rất đa dạng, phong phú vì tập hợp được rất nhiều loài có cách kiếm sống khác nhau phù hợp với nhiều tầng cây cỏ. Chiếm đa số là các loài leo trèo, bay nhảy trên cây. Có mặt nhiều là các loài thú linh trưởng như khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài Côn Đảo, voọc Chà vá chân đen, vượn má hung Cát Tiên, sóc đen, sóc chân vàng. Sống dưới đất là các loài gặm nhắm, côn trùng, bò sát (trăn, rắn, kỳ đà, rùa đất).

b. Hệ sinh thái rừng kín rụng lá nhiệt đới.

Kiểu hệ sinh thái này có mặt tại Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Nai, Di Linh, Tây Ninh… trong chế độ khí hậu nhiệt đới hơi ẩm, mùa khô hạn kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Đất dưới rừng khô, màu vàng đỏ kết nhiều von hoặc có đá ong chặt nằm gần mặt đất hoặc nổi ngay trên mặt đất. Cấu trúc rừng đơn giản, chỉ có hai tầng cây, dây leo bụi rậm ít, thảm tươi chủ yếu là loại cỏ tranh, tới mùa khô lại bị chết, rất dễ bắt lửa. Thành phần rừng gồm nhiều loại cây rụng lá. Cây ưu thế là Bằng Lăng mọc xen với các cây rụng lá họ Sao dầu và họ Đậu như Giáng hương.

Quần xã động vật trong hệ sinh thái này có đặc điểm là tập trung các loài động vật ăn cỏ và lá cây to lớn, do dễ qua lại, nhiều ánh sáng và nguồn thức ăn dồi dào. Thường gặp là voi, trâu rừng, bò rừng, tê giác. Nhân dân Tây Nguyên có tập quán thuần dưỡng và nuôi voi kéo gỗ, thồ hàng và phục vụ khách du lịch. Bò tót cũng phân bố rộng như voi, còn bò rừng phân bố hẹp hơn, từ Kon Tum đến Bình Phước, Đồng Nai, riêng bò xám chỉ gặp ở Tây Nguyên. Trâu rừng thấy ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai. Ngoài những loài động vật đặc trưng kể trên còn có nhiều sinh vật khác từ hệ sinh thái lân cận tới kiếm ăn, qua lại.

c. Hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới.

Đây là các kiểu hệ sinh thái do điều kiện thổ nhưỡng khí hậu chi phối, phân bố rộng rãi trong miền và tập trung dọc thung lũng sông Ba, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Quần xã động vật rừng thưa rụng lá phổ biến hơn cả là hươu, nai, hoẵng, cheo cheo. Hươu vàng chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hươu Cà tong thấy ở Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Cheo cheo chỉ thấy ở Khánh Hòa, là loài thú cổ nhất của bộ ngón chẵn, là đối tượng cần được bảo vệ. Ngoài ra còn gặp lợn rừng, nhím, sóc, chuột và chim (gà rừng, rẽ, chim cu).

d. Hệ sinh thái xa van hay trảng cây bụi, cỏ cao nhiệt đới.

Các kiểu này xuất hiện tại một số vùng quá khô hạn và đất xấu thuộc Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Tại đây lượng mưa hàng năm rất ít (600-1.200 mm) và có mùa khô hạn dài 7-8 tháng. Đất đai ở đây lại mỏng và nông cạn, xương xẩu và có đá ong chặt hoặc là đất cát, ngập nước trong mùa mưa nhưng lại rất khô trong mùa khô do mực nước ngầm xuống rất thấp. Điều kiện đất đai và khí hậu không đảm bảo đầy đủ nước để duy trì một thảm thực vật cây gỗ lớn.

Ở một số vùng do con người phát nương làm rẫy và nạnh cháy rừng liên miên đã xuất hiện trảng cỏ, cây bụi thứ sinh. Những loại trảng cỏ này có thể phục hồi dần dần thành quần thể cây gỗ thấp hoặc tiếp tục bị thoái hóa để thành truông bụi gai hoặc hoang mạc như đã thấy có ở một vài nơi.

Quần xã động vật ở đây cũng nghèo nàn, chỉ có vài loài chim nhỏ ăn sâu bọ và ăn hạt. Loài vật đặc trưng của trảng xa van khô là các loài rắn. Chúng ăn chuột, bò sát, chim nhỏ. Riêng ở Ninh Thuận (Nha Hố) đã gặp nhiều loài rắn như rắn mống, rắn sọc dưa, rắn kiếm đuôi to, rắn roi mũi, rắn rào đốm, rắn cát, rắn bồng chì, rắn cạp nia, rắn hổ chúc. Sau rắn đến thằn lằn và nhông như thằn lằn bóng hoa, nhông xám, nhông xanh. Đôi khi còn bắt gặp gà rừng, hoẵng, lợn rừng… Chúng sống ở rừng nhưng ra trảng cỏ kiếm ăn, săn mồi.

e. Hệ sinh thái rừng á nhiệt đới cao 1000 đến 2500 m.

Kiểu hệ sinh thái này phân bố không liên tục, bao phủ các đỉnh núi cao trên 1.000 m từ Kon Tum tới Nam Trung Bộ và có thể phân thành hai kiểu phụ sau:

Kiểu hệ sinh thái rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp có mặt tại Bà Nà (Đà Nẵng), Kon Tum, Đăk Lăk. Kết cấu rừng đơn giản, thường chỉ có một tầng cây gỗ.

Kiểu hệ sinh thái rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim á nhiệt đới núi thấp có mặt tại vùng núi Đà Lạt, Chư Yang Sin. Các loài lá kim là cổ bách, thông năm lá, thông lá dẹp (một loài rất cổ chỉ tìm thấy ở Việt Nam). Cây lá rộng gồm các loài họ Dẻ, họ Ngọc lan, Đỗ quyên, họ Hoa hồng. Cây bì sinh rất phong phú, gồm nhiều loài rêu, địa y, dương xỉ lùn và lan, tạo ra cảnh “rừng rêu” đặc trưng cho vùng núi cao ẩm ướt mây mù.

Thảm thực vật trên đường đỉnh núi phát triển trên cao, gió mạnh, mây mù, đất mỏng nên chỉ hình thành thảm cây gỗ lùn (dải rừng trên núi Chư Yang Sin) chỉ cao 3-5 m, gồm một số loài thuộc họ Dẻ, Đỗ quyên, Chè, Côm, Sến và rất nhiều cây bì sinh sống bám trên cây, trên đá.

Động vật trên các vùng núi cao không có nhiều do điều kiện sống ít thuận lợi. Có thể kể tới một số loài như chồn vàng ở Kon Tum, chồn bạc má ở Di Linh, nhông vảy nhỏ ở Lang Biang, chuột mốc lớn ở Đà Lạt, Di Linh, thỏ nâu ở Lâm Đồng, dơi ăn mật hoa và dơi mũi xanh ở Lâm Đồng.

f. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

So với miền phía Bắc, kiểu rừng ngập mặn của miền Nam có diện tích và sinh khối lớn gấp nhiều lần. Diện tích rừng ngập mặn khoảng 300.000 ha, phân bố suốt từ ven biển Trung Bộ tới Hà Tiên. Riêng tại Nam Bộ đã có khoảng 200.000 ha. Rừng ngập mặn được coi là một kiểu phụ thổ nhưỡng của kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm. Rừng hình thành trên đất bùn sét mịn hay pha cát ngập nước mặn của thủy triều hàng ngày. Từ vùng biển Đà Nẵng trở vào nam, thành phần cây rừng ngập mặn phong phú hơn và cao hơn, khoảng 4-5 m. Thành phần cây ưu thế thuộc về họ Đước (đước bộp, đước xanh), Vẹt (vẹt tách, vẹt dù, dà quánh, dà vôi), họ Cỏ roi ngựa (mấm đen, mấm trắng, mấm lưỡi đồng), họ Bần (bần ổi, bần đắng, bần chua), họ Ô rô, họ Dừa, họ Ráng. Đáng chú ý là cây sú, cây trang rất phổ biến ở miền Bắc thì ở đây lại rất ít thấy.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có quần xã động vật rất phong phú, đa dạng và sinh khối lớn. Động vật ưu thế ở các dải rừng ngập mặn Nam Trung Bộ là sò, điệp, móng tay, vẹm xanh, ngao cùng với tôm, cua, ghẹ và trọng điểm là các đầm phá nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

Đặc biệt phong phú là hệ sinh thái rừng ngập mặn Nam Bộ từ Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh) tới Hà Tiên (Kiên Giang). Do tầng đất dày và khí hậu nóng quanh năm sinh khối động, thực vật của rừng ngập mặn vượt xa hệ sinh thái cùng loại ở bờ biển phía Bắc. Sống ở dưới nước là hệ động vật ăn mùn bã hữu cơ gồm các loài nhuyễn thể, các loài giáp xác và các loài cá. Trong rừng cũng đủ các loài sống trên cây, trên đất như khỉ, sóc, chuột, lợn rừng, rắn, kỳ đà. Đông nhất là các loài chim, tạo thành những sân chim nổi tiếng ở nhiều nơi như Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp…

Rừng tràm (còn gọi là rừng úng phèn) được hình thành và phát triển sau rừng ngập mặn khi đất bùn đã giảm mặn, trở thành đất phèn, đất than bùn. Ở Nam Bộ (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, U Minh) cây tràm mọc thành rừng thuần loại. Cây tràm có thể cao tới 20 m. Diện tích rừng tràm Nam Bộ lên tới 120.000 ha. Rừng tràm trên đất úng phèn hoạt động có thảm cỏ gồm các loài Năng Kin, Lác, Bàng, trên mặt nước là sen, súng.

Môi trường sinh thái rừng tràm là nước ngọt, nước lợ, nước phèn ngập định kỳ, có nơi úng nước 5-6 tháng. Nhờ đó mà các quần xã động vật ở đây rất giàu có và phong phú, cả dưới nước, cả trên cạn. Đầu mùa mưa, các đàn cá từ sông rạch đi vào đồng ruộng và các rừng tràm để sinh đẻ, phát triển. Khi nước lũ tràn về trên sông Vàm Cỏ, trên sông Tiền, sông Hậu và mang theo phù sa màu mỡ cùng với lớp phủ thảm mục dưới rừng đã tạo nguồn thức ăn cho sinh vật phù du, tôm, cá. Tiếp theo là kỳ đà, rùa, rái cá, trăn, rắn và nhiều loài chim, thú lớn. Có những loài chim rất lớn và quý hiếm đã về sống thành tập đoàn đông đúc như giang sen, già đãi, cù đèn, bồ nông, sếu cổ đỏ.. Côn trùng trong rừng có nhiều loài, trong đó có các loài ong như ong mật, ong bầu chiếm vị trí ưu thế.

 

Đặc điểm của 3 miền địa lý tự nhiên Việt Nam

 

Tên miền

Miền Bắc và

Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và

Nam Bộ

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Đặc điểm chung

-Quan hệ với nền cổ Hoa Nam về cấu trúc địa chất-kiến tạo.

-Tân kiến tạo nâng yếu.

-Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.

-Quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình.

-Tân kiến tạo nâng mạnh.

-Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía tây và phía nam.

-Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.

-Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Địa hình

-Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung).

-Đồi núi thấp. Độ cao trung bình khoảng 600 m.

-Nhiều địa hình đá vôi.

-Đồng bằng bắc Bộ mở rộng.

-Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

-Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh

-Hướng TB-ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

-Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

-Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.

-Khối núi cổ Kon Tum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

-Hướng vòng cung của các dãy núi.

-Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.

-Đông bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, khá bằng phẳng, mở rộng.

-Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo, thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá.

Khoáng sản

-Giàu khoáng sản: than, thiếc, sắt, vonfram, chì, bạc, kẽm… vật liệu xây dựng

-Khoáng sản có: thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng

-Dầu khí trữ lượng lớn

-Tây Nguyên giàu bôxit

Khí hậu

-Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

-Mùa đông lạnh, ít mưa.

-Khí hậu thời tiết có nhiều biến động.

-Có bão

-Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII,I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-Giá mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp).

-Khí hậu cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõrệt.

– Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI, ở đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng VI và tháng IX.

Sông ngòi

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

-Hướng TB-ĐN và hướng vòng cung.

-Sông ngòi hướng TB-ĐN; ở Bắc Trung Bộ có hướng tây-đông.

-Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.

-Có 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng tây-đông ngắn, dốc (trừ sông Ba); hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai.

Thổ nhưỡng-sinh vật

-Đại cận hiệt đới hạ thấp.

-Trong thành phần rừng có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ,re) và động vật Hoa Nam.

-Có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa; đai cận nhiệt gió mùa trên núi có đất mùn thô; đai ôn đới trên 2600 m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế (luồng di cư Inđônêsia-Malaysia, họ Dầu).

-Nhiều rừng, thú lớn. Rừng ngập ven biển đặc trưng.

Giải thích đặc điểm cơ bản của mỗi miền địa lý tự nhiên Việt Nam

1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

Có đặc điểm cơ bản là quan hệ với nền cổ Hoa Nam về cấu trúc địa chất-kiến tạo và gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.

– Về mối quan hệ khối nền cổ Hoa Nam: một bộ phận của khối nền (khối nâng Việt Bắc) thuộc rìa nền Hoa Nam nên toàn bộ miền này chịu ảnh hưởng của nền này. Hoạt động kiến tạo của miền mang tính chất rìa nền, biểu hiện ở hoạt động địa máng yếu, nâng không mạnh, các dãy núi, thung lũng sông hướng vòng cung (tiếp tục các cánh cung ở Quảng Đông-Trung Quốc), ôm lấy khối nền cổ Hoa Nam. Các khối núi đá vôi ở phía bắc cũng là sự tiếp nối các khối núi đá vôi ở Hoa Nam. Do mang đặc tính của rìa nền nên hoạt động Tân kiến tạo nâng yếu, vì vậy địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của miền.

– Vị trí địa lý và địa hình đã làm cho miền này chịu tác động của gió mùa Đông Bắc trực tiếp nhất và mạnh nhất so với toàn quốc.

Hai đặc điểm cơ bản trên thể hiện qua các thành phần tự nhiên: địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và giữa chúng có sự liên kết, chi phối lẫn nhau.

2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Có đặc điểm cơ bản là: mối quan hệ với Vân Nam-Trung Quốc về cấu trúc địa hình. Tân kiến tạo nâng mạnh, gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía tây và phía nam.

– Về mối quan hệ với Vân Nam-Trung Quốc: các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hẹp ngang kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam của vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc là sự tiếp nối các mạch núi Tây Vân Nam-Quý Châu-Trung Quốc, bắt đầu từ dãy Hymalaya lan xuống. Toàn bộ hệ thống núi này phát triển trên miền địa máng cổ. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc nước ta thuộc địa máng Đông Dương nên hoạt động kiến tạo của miền Tây Bắc-Bắc Trung Bộ thể hiện đặc tính của miền địa máng với biên độ nâng sụt mạnh, các hoạt động uốn nếp, macma diễn ra mạnh và đặc biệt trong Tân kiến tạo chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya, các khối núi cổ được nâng lên mạnh làm cho miền này có địa hình núi cao duy nhất ở nước ta.

– Tác động của gió mùa Đông Bắc đến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã bị giảm sút do bức chắn của dãy núi Hoàng Liên Sơn và do sự suy yếu, biến tính của gió mùa trên đường di chuyển về phía nam.

Từ hai đặc điểm cơ bản trên, có thể rút ra những đặc điểm của các thành phần tự nhiên hiện tại của miền.

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Khác hai miền trên, đặc điểm cơ bản của miền này là có khí hậu cận xích đạo ẩm gió mùa. Tuy cùng thuộc xứ địa máng Đông Dương với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cấu trúc địa chất-địa hình khác với miền này, biểu hiện ở hướng vòng cung của dãy núi Nam Trung Bộ và địa hình phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, đồng bằng ven biển và đồng bằng Nam Bộ mở rộng. Các đặc điểm trên của địa hình hiện tại trong miền có liên quan với khối nền cổ Inđôxinia và là hệ quả của một miền địa máng hoạt động mạnh, kết thúc sớm, sự nâng mạnh trong Tân kiến tạo của vùng núi đồng thời với sự sụt võng mạnh của vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng trũng Nam Bộ.

Hai đặc điểm cơ bản này biểu hiện ở đặc điểm của các thành phần tự nhiên và cảnh quan hiện tại đã nêu trong bài.

Những đặc điểm khái quát của các miền địa lý tự nhiên Việt Nam

 

1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Từ vị trí nằm ở khu vực có vĩ độ cao nhất ở nước ta và lịch sử phát triển khá lâu dài, phức tạp của lãnh thổ, có thể khái quát ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có 4 đặc điểm chung là:

– Cấu tạo địa chất mang tính chất của một miền nền.

Phần lớn lãnh thổ của miền là một bộ phận của miền nền cổ Hoa Nam Trung Quốc. Do tính chất của một miền nền nên về mặt kiến tạo địa chất của miền này có tính chất ổn định hơn, ít có những biến động sâu sắc do ảnh hưởng của các vận động tạo núi trong lịch sử phát triển địa chất ở miền miền địa máng thuộc xứ Đông Dương chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta.

Do chỉ là bộ phận nhỏ, lại nằm ở rìa nền Hoa Nam nên những tác động của hoạt động kiến tạo chỉ biểu hiện rõ nét nhất ở khu vực rìa ngoài thuộc các khối núi đá biến chất sông Lô, sông Chảy, sông Hồng.

– Cấu trúc địa hình có các hướng núi vòng cung, cao ở phía bắc thấp dần về phía nam.

Nét đặc sắc của cấu trúc địa hình của miền là có các dãy núi có hướng vòng cung mở rộng về phía bắc. Phần lớn diện tích của miền là đồng bằng, đồi núi thấp và trung bình. Các khối núi với các đỉnh cao trên 2.000 m (Tây Côn Lĩnh: 2.149 m; Kiều Liêu Ti: 2.402 m; Pu Tha Ca: 2.274 m) đều nằm ở khu vực biên giới phía bắc thuộc tỉnh Hà Giang. Địa hình thấp dần từ phía bắc xuống phía nam.

– Là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc.

Do nằm ở vị trí cao nhất, địa thế mở rộng cửa đón gió mùa Đông Bắc trên đường di chuyển qua lãnh thổ Trung Quốc xuống phía nam và địa hình là vùng đồi núi thấp với các dãy núi vòng cung, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên và tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta.

Các số liệu về tần suất các đợt frông lạnh tràn qua lãnh thổ miền Bắc nước ta đã nói lên điều đó. Mặt khác, không khí lạnh khi tràn đến miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mới tiếp xúc với không khí nóng nên chưa bị biến tính đã dẫn đến loại hình thời tiết gió mùa Đông Bắc lạnh và khô. Trong trường hợp có nhiều đợt frông lạnh tràn xuống liên tiếp và bổ sung sẽ dẫn đến tình trạng rét đậm, rét hại nhiều hơn so với các khu vực khác ở miền Bắc nước ta.

– Nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

Lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều nét đặc sắc của lãnh thổ kết hợp với vị trí địa lý và mối quan hệ với các lãnh thổ lân cận đã khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có giá trị nhất nước ta.

Nhiều mỏ khoáng sản lớn tập trung ở miền này như than ở Quảng Ninh có tổng trữ lượng ước tính 6,5 tỷ tấn (đã thăm dò được 3,5 tỷ tấn), Thái Nguyên và Bắc Giang (có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn); sắt ở Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái với tổng trữ lượng dự báo khoảng 2 tỷ tấn (đã thăm dò 300 triệu tấn); chì và kẽm ở Bắc Cạn (chiếm 80% trữ lượng cả nước); thiếc ở Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang; bôxit ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn; mangan ở Cao Bằng; titan ở Thái Nguyên, Quảng Ninh; vàng ở Hà Giang, Bắc Cạn; bạc ở Lạng Sơn, Quảng Ninh; vonfram ở Cao Bằng, Tuyên Quang; phôtphorit ở Lạng Sơn, Hà Giang; sét xi măng ở Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn; kaolin ở Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh; cát thủy tinh ở Quảng Ninh; khí đốt ở vùng trũng Hà Nội và bể sông Hồng; nước khoáng ở Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình.

Tài nguyên sinh học của miền cũng rất phong phú và đặc sắc với khu hệ thực vật Việt Bắc-Hoa Nam, có tới 50% thành phần là yếu tố bản địa đặc hữu với các hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng núi, vùng cửa sông và vùng biển còn được lưu giữ, bảo tồn tại các vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Bái Tử Long.

Tài nguyên đất cũng rất phong phú với nhiều loại đất khác nhau mà tiêu biểu là đất phù sa màu mỡ của đồng bằng châu thổ sông Hồng.

 

2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

– Là miền có hoạt động địa máng mạnh nhất ở Việt Nam và được nâng mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

Nằm trong xứ địa máng Đông Dương, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền uốn nếp Tây Việt Nam, đầu mút đông nam của dải uốn nếp lớn Têtit. Vì vậy, nét đặc trưng cơ của miền về mặt kiến tạo của miền về mặt kiến tạo là miền có hoạt động địa máng mạnh nhất ở Việt Nam. Các cấu trúc cổ dạng dải của các phức nếp lồi, lõm xen kẽ chạy song song theo hướng tây bắc-đông nam thuộc địa máng tây bắc và Trường Sơn Bắc, được bảo tồn và nâng lên mạnh trong Tân kiến tạo. Kết quả vận động này là đã tạo nên các dãy núi cao đồ sộ ở khu vực Tây Bắc và được tiếp nối bởi các dãy núi có cùng hướng ở Trường Sơn Bắc để làm thành một mạch núi thống nhất tây bắc-đông nam, hướng cấu trúc chủ yếu của địa hình Việt Nam nổi bật trên bản đồ Đông Nam Á.

Các mạch núi theo hướng nghiêng chung thấp dần về phía biển, đồng thời thung lũng sông mở rộng dần làm thành các đồng bằng. Càng về phía nam, các đồng bằng ven biển càng thu hẹp dần cùng với địa hình đảo nghiêng ăn ra sát biển của dãy núi Trường Sơn Bắc.

– Địa hình có cấu trúc hướng tây bắc-đông nam và tính chất già trẻ lại.

Nét cấu trúc về địa hình không chỉ thể hiện ở hướng tây bắc-đông nam mà còn ở tính chất già trẻ lại của núi non. Sông ngòi trong miền, được biểu hiện rõ rệt hơn hết so với mọi nơi khác trên lãnh thổ đất nước. Tính chất già trẻ lại của địa hình thể hiện ở sự tương phản giữa địa hình núi và các cao nguyên cao với các thung lũng sâu, dốc, nước chảy xiết, lòng sông hẹp, lắm thác gềnh. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, quá trình bào mòn-xâm thực diễn ra mạnh mẽ cũng là đặc điểm địa mạo nổi bật của miền.

– Anh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã giảm sút và biến tính mạnh.

Đặc trưng cơ bản của miền về mặt khí hậu là sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc biến tính về phía tây và phía nam. Dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ chạy dọc phần đông của miền ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa Đông Bắc vào khu vực Tây Bắc, làm cho mùa đông Tây Bắc hanh khô hơn vì hầu như không có mưa phùn. Nếu so trên cùng vĩ độ và độ cao thì tại khu vực Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm cao hơn khu vực Đông Bắc từ 2-3ºC. Sự suy yếu và biến tính dần của gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam cùng với sự tăng lượng bức xạ của Mặt Trời đã làm tăng dần nhiệt độ trung bình năm, giảm dần biên độ nhiệt năm và rút ngắn tháng có mùa đông lạnh.

Từ đèo Ngang 18ºB trở vào không còn tháng lạnh dưới 18ºC, vượt qua đèo Hải Vân không còn thời tiết lạnh dưới 10ºC. Các dãy núi sắp xếp song song và thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam lại tạo điều kiện cho gió mùa Đông Nam mang khối khí ẩm từ biển Đông theo các thung lũng sông lùa sâu vào nội địa làm giảm độ lục địa cho phần rìa cực tây của miền. Mặt khác, các dãy núi này lại gây hiệu ứng “phơn” đối với gió mùa Tây Nam tạo nên hoạt động gió tây khô nóng (còn gọi là gió Lào) ở đồng bằng ven biển và ở phần nam của khu vực Tây Bắc. Ngoài ra, quan hệ giữa cấu trúc sơn văn và hoàn lưu gió mùa đã tạo nên những sắc thái riêng về sự phân hóa mưa trong miền với mùa mưa đến sớm và rút ngắn ở khu vực Tây Bắc, mưa muộn và kéo dài ở ven biển Trung Bộ.

– Có sự hội tụ của nhiều luồng di cư sinh vật, đặc biệt là luồng di cư Hymalaya-Vân Quý.

Mối liên hệ mật thiết về cấu trúc địa chất, địa hình của miền với Tây Vân Nam và các lãnh thổ phía tây đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập các luồng di cư sinh vật Hymalaya -Vân Quý từ tây bắc xuống và luồng An Độ – Mianma từ phía tây nam lại. Việc tăng dần tính chất nhiệt đới về phía nam tạo điều kiện cho sự đi lên của luồng di cư sinh vật phương nam Malaysia – Inđônêsia. Thành phần thực vật phương nam chiếm ưu thế trong thành phần rừng tại khu vực Trường Sơn Bắc với ranh giới phía Bắc tới sông Chu (20ºB) và còn có thể vượt lên vĩ độ cao hơn tới phần nam của khu vực Tây Bắc.

Các đặc điểm chung đó của miền thể hiện mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên.

Bên cạnh sự thống nhất trên những nét lớn về cấu trúc địa hình, địa chất, về thủy văn, khí hậu và thành phần sinh vật, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ còn có sự phân hóa tự nhiên rất đa dạng, tuy nhiên vẫn phản ánh mối quan hệ tương phản và phù hợp về mặt phát sinh giữa các cảnh quan vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Do vậy, trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên, các vùng trong miền cần đặc biệt chú ý mối quan hệ thống nhất này.

 

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Từ phía nam của Bạch Mã-Hải Vân, thiên nhiên đã chuyển sang đới rừng gió mùa cận xích đạo. Nền nhiệt độ quanh năm cao, không còn thời tiết lạnh dưới 10ºC gây hại cho sinh vật nhiệt đới. Tổng nhiệt độ năm đạt trên 9.000ºC, vượt chuẩn khí hậu cận xích đạo. Biên độ nhiệt năm so với hai miền phía bắc thu hẹp lại, chỉ còn dưới 9ºC và càng vào nam càng rút ngắn hơn. Từ phía nam Nha Trang (12ºB) tính chất điều hòa thể hiện rõ, biên độ nhiệt năm là 5ºC và ở Cà Mau chỉ còn dưới 3ºC. Mặt khác, mùa khô trong miền lại gay gắt và kéo dài. Từ Bình Định (khoảng 14ºB) trở vào, lượng mưa không điều hòa trong năm là một trở ngại cho sự phát triển của thực bì xích đạo ưa ẩm. Trong chế độ mưa xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu phù hợp với hai lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Về lịch sử tự nhiên, đây là phạm vi của địa khối Kon Tum, bộ phận khiên của địa khối Inđôxini rộng lớn trong lòng địa máng Đông Dương, hoạt động khác với khu vực địa máng Việt-Lào ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Hoạt động địa máng rìa phía nam khiên Kon Tum kết thúc sớm vào Cacbon hạ, trong vận động Hecxini. Trong miền rất nhiều nham biến chất, nham granit xâm nhập và nham phun trào riolit, đaxit, còn đá vôi thì tương đối hiếm.

Đặc điểm Tân kiến tạo của miền cũng khác. Vào đầu kỷ Đệ Tứ, địa khối cổ Kon Tum được nâng lên mạnh và xuất hiện nhiều đứt gãy, nhiều đợt phun trào macma mạnh mẽ. Khu vực bắc Kon Tum và Lâm Đồng được nâng lên khá cao tạo nên địa hình có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2.598 m), Chư Yang Sin (2.405 m), Lang Biang (2.163 m).

Tân kiến tạo còn phát sinh nhiều đứt gãy hướng tây bắc-đông nam làm sụt võng phần tây nam của nền cổ, tạo điều kiện hình thành châu thổ sông Cửu Long, đồng thời lại phun trào badan trên một diện tích rộng, tạo nên một dải cao nguyên nối tiếp nhau từ Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk tới Lâm Đồng.

Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều nét khác biệt với hai miền phía Bắc. Địa hình miền núi nổi bật là các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên badan, còn các núi chủ yếu có dạng vòm khối tảng, rất ít địa hình cácxtơ.

Địa hình đồng bằng rất rộng lớn, chỉ tính riêng châu thổ sông Cửu Long đã là 4 triệu ha, gấp 2,5 lần đồng bằng sông Hồng. Ngược lại, dải đồng bằng bằng ven biển từ Đà Nẵng-Quảng Nam trở vào lại nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi đồi núi, vũng vịnh, đầm phá.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Các tài nguyên nổi bật là dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa, quặng bôxit latêrit ở Tây Nguyên; đất phù sa châu thổ sông Cửu Long, đất đỏ badan, đất xám phù sa cổ ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; khả năng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản dọc bờ biển và trên các sông suối, kênh rạch. Được thiên nhiên ưu đãi và đang được đầu tư đúng hướng, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ sẽ trở thành một miền kinh tế năng động có tốc độ phát triển nhanh nhất của nước ta.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản miền cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đất mặn, đất phèn, đất than bùn chiếm diện tích lớn ở đồng bằng, đất cát nghèo bị sa mạc hóa ven biển Nam Trung Bộ ngày càng mở rộng. Bão, lụt, hạn hán, cháy rừng luôn luôn rình rập và gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là những vấn đề khó khăn, trở ngại không nhỏ mà chúng ta phải hết sức đề phòng và khắc phục cho được.

 

(Theo Địa lý Việt Nam-phần khu vực-Đặng Duy Lợi (chủ biên), Nguyễn Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu, nxb ĐHSP Hà Nội, 2006).