TỔ SỬ – ĐỊA BƯỚC VÀO NĂM HỌC MỚI 2008-2009

799


KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2008– 2009 CỦA TỔ SỬ – ĐỊA

 

I-/ Đặc điểm tình hình:

Đầu năm học 2008 – 2009 tổ Sử – Địa gồm có 6 giáo viên, trong đó GV bộ môn Sử là 3 và GV Địa là 3. Trong đó có 5 giáo viên của tổ tốt nghiệp ĐHSP, 1 tốt nghiệp từ trường đại học khoa học xã hội nhân văn đã qua nghiệp vụ sư phạm. Tổ có 2 thạc sĩ, 5 thuộc diện biên chế và 1 đang còn ở diện hợp đồng đang chờ xét tuyển biên chế. 1 GV là thanh viên kiêm nhiệm của Sở và là thành viên bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở. Thâm niên công tác gồm có 3 GV trên 20 năm, 2 GV trên 10 năm và 1 GV trên 3 năm. Trình độ tay nghề nhìn chung ở mức khá, giỏi.3 GV của tổ đều được phân công dạy chuyên, đã tiếp cận với chương trình giảng dạy và bồi dưỡng môn chuyên Địa. Trong những năm qua, tổ đã có được hơn 50 học sinh giỏi cấp tỉnh, 10 học sinh giỏi cấp quốc gia, 15 học sinh đạt giải Olympic . Đó là những tiền đề hết sức quan trọng để tổ có thể tiếp tục phát huy tiềm năng thực hiện đào tạo mũi nhọn trong năm học 2008 – 2009.

a-/ Thuận lợi: hầu hết GV của tổ đều có số năm thâm niên công tác khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác luôn đoàn kết hỗ trợ nhau trong các mặt công tác. Có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu trong sinh hoạt và giảng dạy. Cả môn Sử và Địa đã tiếp cận với chương trình môn chuyên, tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Nhiều năm liền tổ đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

b-/ Khó khăn: tuy có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng còn mới tiếp cận với môn chuyên nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng. Đa số GV của tổ là nữ (4/6) nên sự đầu tư cho chuyên môn, vào các công tác khác còn hạn chế. Phương tiện và công cụ hỗ trợ cho giảng dạy còn thiếu thốn, chưa đầy đủ. Chưa mạnh dạn đầu tư nhiều cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tất cả GV của tổ đều có giờ dạy khá cao nên việc đầu tư cho việc tự nghiên cứu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ chưa thật sự được chú trọng.

Hầu hết học sinh chuyên Địa có đầu vào tương đối thấp, chưa xác định đúng động cơ học tập, đều có sự tiếp thu chưa tốt, khả năng còn hạn chế, số lượng còn ít nên việc giảng dạy có kết quả chưa cao trong các kỳ thi học sinh giỏi so với các bộ môn khác trong nhà trường.

II-/ Phương hướng và nhiệm vụ năm học 2008 – 2009:

a-/ Công tác tư tưởng, chính trị:

Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, học tập chính trị, có kết quả thu hoạch đạt từ loại khá trở lên. Có tác phong mẫu mực, phấn đấu mỗi thầy cô giáo luôn là “ tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Luôn đoàn kết, xây dựng tập thể sư phạm, hỗ trợ nhau trong công việc, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc điều lệ nhà trường và nhiệm vụ người giáo viên được qui định trong điều lệ nhà trường phổ thông và quy chế trường chuyên. Không vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Đạt “gia đình nhà giáo văn hóa”. Quan hệ lịch sự đối với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh. Có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý chí tiến thủ. Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học để có bằng cấp cao hơn. Tham gia công tác tại địa phương tốt, đồng thời vận động, nhắc nhở gia đình cùng thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực. Thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và cho học sinh không đủ chuẩn lên lớp”.

b-/ Công tác chuyên môn:

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách đầy đủ có chất lượng từ khá trở lên. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, chấm trả bài đúng qui định. Ra vào lớp đúng giờ, không bỏ tiết… Tiếp tục và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, GV phải có kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị chu đáo và có sự đầu tư cho từng tiết dạy. Chủ động rút kinh nghiệm và có phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh. Tạo sự hứng thú và tích cực học tập cho học sinh khi học tập bộ môn Sử -Địa.

Tổ có những chuyên đề thảo luận về đổi mới phương pháp giảng dạy trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Có sự đầu tư, từng bước đưa công cụ hiện đại vào giảng dạy và rút kinh nghiệm để có thể đưa vào ứng dụng rộng rãi trong những năm tới. Tổ chủ động tự bồi dưỡng nhau về soạn giảng và ứng dụng công nghệ thông nghệ thông tin để giảng dạy trong các lần sinh hoạt của tổ chuyên môn. Chuyển tải những thông tin sinh hoạt và chuyên môn của tổ lên trang web của trường.

Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, không nặng nề hành chính hóa sinh hoạt tổ chuyên môn. Tích cực, chủ động đưa các nội dung sinh hoạt chuyên môn thiết thực hơn trong các buổi họp tổ chuyên môn như: soạn giáo án, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, trao đổi về đổi mới phương pháp giảng dạy, trao đổi tài liệu, chuyên đề, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu, soạn tài liệu bồi dưỡng, tham khảo, soạn và xây dựng bộ đề trắc nghiệm, kiểm tra cho từng khối lớp, chuyên đề bồi dưỡng cho học sinh chuyên, thực hiện đồ dùng dạy học…

Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ít nhất là 2 buổi/ năm. Mỗi nhóm phải có 1 hoạt động ngoại khóa trong năm học. Hoạt động ngoại khóa phải có nội dung thiết thực, tạo sự hứng thú cho học sinh và phải được tổ chức chu đáo.

Thực hiện việc tự nghiên cứu khoa học tập trung vào đổi mới phương pháp giảng dạy, những kinh nghiệm và sáng kiến từ thực tế giảng dạy. Hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học với các đề tài vừa sức học sinh, bổ ích cho việc nâng cao kiến thức và làm quen dần với việc tự đọc sách tham khảo, xây dựng đề cương, trình bày và giải quyết vấn đề. GV phải có sự đầu tư hướng dẫn cho học sinh từ việc chọn đề tài, xây dựng đề cương, hướng dẫn sách tham khảo, cách trình bày và đạt được những vấn đề gì trong việc thực hiện tự nghiên cứu của học sinh. Thực hiện việc kiểm tra giáo viên theo kế hoạch để tự điều chỉnh giúp nhau đánh giá các mặt công tác có hiệu quả hơn. Đầu tư xây dựng phòng bộ môn và hoạt động có hiệu quả cho giảng và nghiên cứu của GV và học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi và gánh vác công việc tổ để cô Mỹ Hạnh đi học cao học. Thầy Thành Nam chuẩn bị ôn tập để có thể đi thi và học cao học trong năm đến.

c-/ Kế hoạch kiểm tra giáo viên:

Cô Cao Thanh: tháng 12, dự giờ, thao giảng; chuyên đề, hồ sơ; Thầy Lê Văn Thành: tháng 12: dự giờ, thao giảng, chuyên đề; Cô Tuyết Hồng: tháng 1 dự giờ, thao giảng, chuyên đề, cô Diệu Huyền tháng 2: kiểm tra toàn diện; Cô Mỹ Hạnh: tháng 2, kiểm tra toàn diện, thầy Thành Nam: tháng 2, kiểm tra toàn diện).

 

d-/ Một số chỉ tiêu về công tác chuyên môn:

Dự giờ: 8 tiết/ GV/ HK (thực hiện 100% GV).

Thao giảng: 1 tiết/ GV/ HK (thực hiện 100% GV).

Đồ dùng dạy học: 2 đồ dùng/ GV/ năm (thực hiện 100% GV).

Đề tài nghiên cứu khoa học: 1 đề tài/ GV/ năm.

Chuyên đề khác: mỗi nhóm có 2 chuyên đề chuyên môn/ năm.

Ngoại khóa: 2 buổi/ tổ/ năm.

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học: ít nhất 6 đề tài (mỗi khối, mỗi môn 1 đề tài).

Viết nội san chuyên môn: 1 bài/ GV/ năm (100% GV).

Xếp loại hồ sơ chuyên môn: 2 tốt, 4 khá.

Xếp loại giờ dạy thao giảng: 8 tốt, 4 khá.

Giáo viên dạy môn chuyên, chuyên đề: 3 GV (50%).

Đăng ký thi đua: GV giỏi cấp cơ sở: 2 (Lê Mộng Diệu Huyền, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh).

Lao động tiên tiến: 4 (Cao Thị Thanh, Võ Thành Nam, Phạm Tuyết Hồng, Lê Văn Thành)

e-/ Công tác bồi dưỡng và đào tạo mũi nhọn:

Năm học 2008– 2009 chỉ có 1 lớp chuyên Địa12 và không còn lớp chuyên Sử. Tổ phải thực hiện việc bồi dưỡng cho thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tuy đầu vào học sinh có thấp hơn các môn chuyên khác, số lượng ít nhưng tổ vẫn quyết tâm trong việc tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng và đào tạo mũi nhọn góp vào thành tích chung của nhà trường. Tổ cần phải thực hiện xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, có theo dõi, kiểm tra nhằm tăng cường hiệu quả giảng dạy bồi dưỡng.

Về phân công chịu trách nhiệm chính và giảng dạy bồi dưỡng:

Bồi dưỡng Địa 12: thầy Lê Văn Thành, cô Phạm Tuyết Hồng và thầy Võ Thành Nam.

g-/ Chỉ tiêu phấn đấu cho kết quả bồi dưỡng:

Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa 12: 4 giải.

Học sinh tham gia vào đội tuyển tỉnh: 1.

Học sinh đạt giải quốc gia môn Địa: 0 giải.

Tỷ lệ học sinh trên điểm trung bình (điểm thi và trung bình môn): 95% (trong đó 80% đạt điểm khá, giỏi).

Tỷ lệ học sinh trên trung bình đối với học sinh thi tú tài (nếu có): Địa: 95%, Sử: 95% (trong đó có khoảng 70% đạt điểm khá, giỏi).

h-/ Công tác chủ nhiệm:

Các GV của tổ được nhà trường phân công công tác chủ nhiệm gồm có:

Phạm Tuyết Hồng lớp 12 Sinh.

Các GV chủ nhiệm phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của người GV chủ nhiệm. Hồ sơ sổ sách đầy đủ. Có kế hoạch công tác chủ nhiệm. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, tích cực và tự quản tốt. Tích cực và thường xuyên bám lớp, theo dõi thi đua, học tập và đánh giá hạnh kiểm. Có biện pháp đối với học sinh cá biệt. Thường xuyên có mối liên hệ với phụ huynh để phối hợp giáo dục học sinh có kết quả tốt.

 

Danh hiệu đăng ký thi đua của tổ: Tổ lao động tiên tiến.

 

CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU & KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỦA TỔ SỬ-ĐỊA

Năm học: 2008– 2009

 

Nội dung

Chỉ tiêu phấn đấu

Phân công tổ chức, biện pháp thực hiện

Số lượng

%

I-/ Giáo viên:

1. Dự giờ (tiết/GV/HK)

 

8 tiết

 

100

 

Tất cả GV của tổ

2. Thao giảng (tiết/GV/HK)

1 tiết

100

Tất cả GV của tổ

3.Ngoại khóa

(buổi/ tổ/ năm)

2 lần / 2 nhóm/năm

100

Nhóm Địa 1 buổi ngoại khóa.

Nhóm Sử 1 buổi ngoại khoá

4. Chuyên đề:

-NCKH của GV (đề tài)

-HD n/c KH HS (đề tài)

-Chuyên đề khác

 

6 đề tài

6 đề tài

6 c/ đề

 

100

100

100

 

Mỗi GV 1 đề tài

Mỗi GV hướng dẫn ít nhất 1 đề tài.

Mỗi nhóm ít nhất đưa 2-4 chuyên đề phục vụ sinh hoạt CM nhóm.

5. Đồ dùng dạy học (cái)

12 cái

100

Mỗi GV phải thực hiện 2 ĐDDH/ năm.

6. Viết bài nội san (GV):

6 bài/ tổ

100

Mỗi GV thực hiện 1 bài viết cho nội san.

7. Xếp loại giờ dạy: Tốt

Khá

8

4

100

Mỗi GV có ít nhất 1 tiết tốt và 1 tiết khá trở lên.

8. Xếp loại hồ sơ CM: Tốt

Khá

4

2

100

Các GV đăng ký GV giởi cấp CS phấn đấu loại tốt. Còn lại khá trở lên.

9. GV giỏi cấp tỉnh

0

 

 

10. GV giỏi cấp CS

2/6

 

GV: Mỹ Hạnh, Diệu Huyền

11. GV dạy lớp chuyên

(tỷ lệ 1,5 môn chuyên)

3/6

50

GV: Thành, Tuyết Hồng, Thành Nam

II. Học sinh:

1. Tỷ lệ HS trên TB (điểm thi & TB môn)

 

95%

 

 

 

Mỗi GV giảng dạy từng lớp thường xuyên kiểm tra theo qui định tổ.

2. Tỷ lệ HS trên TB đ/v HS 12 thi tú tài (nếu có)

Địa: 95%

Sử: 95%

 

Các GV có môn thi tú tài (nếu có)

3. HS giỏi cấp tỉnh: TC

Trongđó: Nhì

Ba

KK

4

0

3

1

 

GV dạy bồi dưỡng: Thành, Tuyết Hồng,Nam

4. HSG Quốc gia: TC

Ba

KK

0

0

0

 

Phấn đấu có 1 học sinh vào đội tuyển tỉnh.

III. Hoạt động khác:

 

 

Thực hiện theo các phong trào của trường.

IV. Danh hiệu tổ:

 

LĐTT

 

Đà Lạt, ngày 20 tháng 09 năm 2008

Ban Giám hiệu Tổ trưởng tổ Sử – Địa

 

 

 

Th.S Lê Văn Thành