Tổ Sử – Địa từng bước vươn lên vững chắc

893

 

THPT-chuyen-thang-Long-Da-LNăm học 2007 – 2008, tổ Sử Địa có 5 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên Sử: cô Cao Thị Thanh, Lê Mộng Diệu Huyền, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh; có 2 giáo viên Địa lý: thầy Lê Văn Thành và cô Phạm Thị Tuyết Hồng. Tổ hiện có 2 giáo viên có trình độ thạc sĩ (1 Sử và 1 Địa) các giáo viên khác đều đạt trình độ chuẩn đào tạo hệ chính qui. Có 3 giáo viên đã giảng dạy trên 20 năm và 2 giáo viên đã giảng dạy trên 10 năm. Trình độ tay nghề ở mức độ khá, giỏi và có kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ.

 

Tổ Sử – Địa từng bước vươn lên vững chắc.

 

Năm học 2007 – 2008, tổ Sử Địa có 5 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên Sử: cô Cao Thị Thanh, Lê Mộng Diệu Huyền, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh; có 2 giáo viên Địa lý: thầy Lê Văn Thành và cô Phạm Thị Tuyết Hồng. Tổ hiện có 2 giáo viên có trình độ thạc sĩ (1 Sử và 1 Địa) các giáo viên khác đều đạt trình độ chuẩn đào tạo hệ chính qui. Có 3 giáo viên đã giảng dạy trên 20 năm và 2 giáo viên đã giảng dạy trên 10 năm. Trình độ tay nghề ở mức độ khá, giỏi và có kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ.

Các giáo viên của tổ đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và giáo dục, luôn đoàn kết, có ý thức kỷ luật, gương mẫu trong sinh hoạt và giảng dạy, có sự hỗ trợ nhau trong mọi mặt công việc. Các giáo viên đều thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn. Đầu tư cho soạn giảng đặc biệt là chương trình thay sách mới và chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa.

Trong giảng dạy chương trình chuyên cả môn Sử và môn Địa đều đã tích cực tiếp cận với chương trình chuyên, đầu tư trong soạn giảng, biên soạn tài liệu để các em học sinh có điều kiện mở rộng và nắm chắc kiến thức bộ môn.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ thực hiện từ năm học 1999 – 2000 với môn Địa lý khi thầy Lê Văn Thành chuyển về trường THPT Chuyên Lâm Đồng. Ngay trong năm này, lần đầu tiên của trường có 3 em học sinh tham dự kỳ thi Olympic môn Địa lý lớp 10 và cả ba đều đạt huy chương bạc. Sang năm 2000 – 2001, lần đầu tiên trường có 3 học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 cấp tỉnh và có 2 học sinh lớp 11 chuyên Anh đã đạt giải nhì và giải ba học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý cấp quốc gia. Cũng trong năm này, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục của tỉnh Lâm Đồng đã có tuyển sinh lớp 10 chuyên Địa mặc dù sĩ số chỉ có được 9 em. Các năm sau đó vẫn tiếp tục tuyển sinh chuyên Địa nhưng đến năm 2007 – 2008 thì không tuyển sinh được em nào và có sự hụt hẩng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa cho những năm đến. Riêng môn Sử, năm 2002 – 2003 lần đầu tiên tuyển sinh được lớp 10 chuyên Sử và chỉ dừng ở đó bởi vì các năm sau cho đến nay không thể tuyển sinh môn Sử.

Kết quả đào tạo mũi nhọn của tổ Sử Địa từ năm 2000 trở lại đây đã có 12 giải quốc gia ( 1 nhì, 5 giải ba và 6 giải khuyến khích), có hơn 60 học sinh đạt học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Sử và Địa, 22 học sinh đạt các huy chương trong kỳ thi Olympic lớp 10 và 11 môn Địa lý. Tổ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm qua.

Hiệu quả giảng dạy của bộ môn cũng được đánh giá cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả của môn Sử và Địa đều cao nhất so với các bộ môn khác. Đặc biệt, môn Địa lý trong 7 năm qua, nếu có thi thì tỷ lệ học sinh có điểm thi trên trung bình đạt 100% và tỷ lệ điểm khá, giỏi rất cao.

Kết quả trên trong hoạt động chuyên môn của tổ vẫn còn thật khiêm tốn so với bề dày thành tích của nhiều tổ khác trong nhà trường. Tuy nhiên, cũng thấy rằng để được kết quả đáng khích lệ đó là sự nỗ lực rất lớn của các giáo viên trong tổ và có được sự quan tâm đặc biệt của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh, của Ban Giám hiệu nhà trường.

Hoạt động ngoại khóa hàng năm của tổ được tiến hành thường xuyên nhằm mở rộng kiến thức và gắn liền với thực tiễn, làm cho việc học tập bộ môn thêm sinh động. Điều đáng tiếc do hạn chế về kinh phí nên những hoạt động như đi dã ngoại, thực địa cho học sinh chuyên Địa còn hạn chế, đây là điều cần cố gắng khắc phục trong những năm đến.

Tổ đã triển khai việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu một số đề tài khoa học gắn liền với nội dung học tập trong chương trình. Các giáo viên của tổ đã hướng dẫn học sinh chọn đề tài vừa sức, bổ ích cho việc nâng cao kiến thức, tìm kiếm sách tham khảo, thông tin trên mạng, xây dựng đề cương, hướng trình bày và giải quyết vấn đề. Nhiều sản phẩm nghiên cứu của học sinh được chuẩn bị công phu, chu đáo, thể hiện sự nghiêm túc, nỗ lực rất lớn. Các vấn đề được học sinh trình bày, báo cáo, thuyết minh rất đa dạng, sinh động thể hiện năng lực nghiên cứu của các em được khơi dậy một cách đúng hướng. Hiện nay, tổ đang lưu giữ khá nhiều sản phẩm nghiên cứu của học sinh, đó cũng là nguồn tư liệu đang quý cho nhiều thế hệ học sinh tham khảo, học tập.

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đang từng bước cải tiến, không nặng nề hành chính hóa công tác chuyên môn và sinh hoạt tổ. Tập trung hướng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ động rút kinh nghiệm để cải tiến phương pháp giảng dạy thích hợp của từng loại bài và đối tượng học sinh. Khuyến khích giáo viên thực hiện chuyên đề nghiên cứu để tự trau giồi kiến thức và trao đổi thông tin. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh, tổ chú trọng khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng công nghệ thông tin, áp dụng rộng rãi phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.

Công tác thanh, kiểm tra nội bộ của tổ cũng được tiến hành thường xuyên, nhờ vậy đã có tác dụng tốt cho việc thực hiện các qui chế chuyên môn, nghiệp vụ và uốn nắn kịp thời những sai sót, tồn tại.

Hiện tại, tổ Sử Địa còn gặp nhiều khó khăn như thiếu 1 giáo viên Địa nên khối lượng giảng dạy quá nhiều, 1 giáo viên Sử đang nghỉ hộ sản phải mời thỉnh giảng. Công cụ giảng dạy chưa thật sự đầy đủ, chưa có phòng bộ môn riêng thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, tìm hiểu. Công tác tuyển sinh môn Sử Địa đều đang bế tắc nhiều năm nay và vậy việc đào tạo mũi nhọn sẽ bị hạn chế nhiều trong những năm tới… Khắc phục các điều trên quả thật không phải dễ dàng, song với sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám hiệu và sự nỗ lực của từng thành viên trong tổ hy vọng sẽ vượt qua các hạn chế, khó khăn.

Từng bước vươn lên vững chắc, tổ Sử Địa sẽ phấn đấu nâng cao hơn nữa về thành tích chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả giảng dạy, đoàn kết, nhất trí xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh, góp phần tích cực trong việc xây dựng trường THPT Chuyên Thăng Long đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện nhiền năm liền.

Tổ trưởng tổ Sử-Địa.

Th.S Lê Văn Thành