Trên đường tìm tòi ứng dụng CNTT

856

 

THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN (29 – 31/10/2008) TRÊN ĐƯỜNG TÌM TÒI ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

Như chúng ta đã biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã quyết định chủ đề năm học 2008 – 2009 là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)”. Như vậy, từ năm học này việc ứng dụng CNTT đã trở thành vấn đề “nóng” trong ngành Giáo dục – Đào tạo. Đối với giáo viên trường chuyên, vấn đề càng trở nên cấp bách khi Sở GD&ĐT trang bị cho tất cả các phòng học của trường những thiết bị cơ bản phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin. Và từ đầu năm học này, chúng tôi mới thực sự tăng tốc trên đường TÌM TÒI, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC.

Tôi xin điểm lại quá trình nhận thức và ứng dụng CNTT vào giảng dạy.. Biết đâu, quá trình tìm tòi ứng dụng CNTT của chúng tôi và quí thầy cô có chỗ gặp gỡ.

Nhớ lại nhiều năm trước, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chúng tôi bắt đầu bằng việc tiếp xúc với máy tính qua “mổ cò” những con chữ . Buổi đầu, chúng tôi chỉ thấy máy tính “thay cho máy đánh chữ” và sau đó ngạc nhiên, thích thú vì phát hiện “hay hơn máy đánh chữ” ở chỗ có thể xóa bỏ, thay đổi, sắp xếp nội dung theo ý mình mà máy đánh chữ không làm đựơc. Sau đó, trong nhiều năm liền, ứng dụng CNTT chỉ dừng lại mức soạn bài trên Word. Mấy năm trước đây, khi hình thức trắc nghiệm khách quan đựơc áp dụng và trường có đựơc phòng máy thì chúng tôi “rôm rả” đi tìm các phần mềm trộn đề trắc nghiệm, “rôm rả” học cách “soạn giáo án điện tử” (bây giờ ta biết cách gọi đó là không đúng) bằng PowerPoint, Violet, học cách làm sao làm đựơc những hiệu ứng lạ mắt, làm sao đưa đựơc âm thanh, hình ảnh vào … Để có đựơc một tiết dạy, nhiều khi phải mất mấy tuần . Tôi nhớ thời ấy, học sinh náo nức chờ đợi khi đựơc báo học tại phòng máy.

Trên đường tìm tòi ấy, bước đầu chúng tôi sáng tỏ đựơc nhiều điều.

Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008-2009 có chỉ ra những việc phải làm của năm học ứng dụng CNTT : Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học;– Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet. Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến của một số môn học.Tích cực chuyển sang khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở.

– Xây dựng chương trình giảng dạy CNTT theo các mô-đun kiến thức để đáp ứng nhu cầu học tập một cách mềm dẻo.

Trong chỉ thị của Bộ có nhắc đến bài giảng điện tử E-Learning . Theo tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục CNTT của Bộ GD&ĐT thì : “Trong năm học ứng dụng CNTT, cần tạo ra bước ngoặt mới về việc làm bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning. Nói đến e-Learning, chúng ta có thể tóm tắt trong mấy ý tưởng chính: Chuẩn quốc tế, cộng tác làm việc, hợp lực và chia sẻ tài nguyên dùng chung. Cho nhiều thì cũng nhận được nhiều”. .Chỉ thị của Bộ và tham luận của Cục trưởng cục CNTT đã cho chúng ta thấy thế nào là ứng dụng CNTT vào dạy học.Đã qua rồi cái thời quan niệm giản đơn : ứng dụng CNTT chỉ là biết soạn giáo án bằng máy vi tính; xây dựng được một số bài giảng bằng trình chiếu PowerPoint, Violet. Ứng dụng CNTT là sử dụng máy tínhphần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, thu thập thông tin để dạy học hiệu quả. Như vậy, ừng dụng CNTT thực chất là sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại như máy tính, các phần mềm hỗ trợ, truy cập Internet, biết dùng E-mail để trao đổi thông tin, biết hợp tác … Tiếp xúc và làm việc với phương tiện hiện đại, giáo viên có cơ hội thay đổi tư duy, thay đổi phong cách làm việc và hình thành tính năng động, sáng tạo phù hợp với yêu cầu mới của thời đại.. So sánh những gì chúng ta đang có với những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong chỉ thị của Bộ, chúng ta còn thiếu rất nhiều.Thể hiện rõ rệt nhất trong ứng dụng CNTT là xây dựng những bài giảng bằng trình chiếu. Đây là vấn đề của mọi thầy cô . Chúng ta luôn băn khoăn phải trình chiếu như thế nào để bài dạy có hiệu quả nhất. Đối với chúng tôi vấn đề càng trở nên thúc bách bởi ứng dụng CNTT trong điều kiện cả trường chỉ có một vài phòng trang bị máy chiếu khác xa với việc mỗi phòng học được trang bị . Từ chỗ chỉ dạy một số tiết trong một năm học đến phải sử dụng máy thường xuyên và sử dụng thế nào cho thành công không phải là chuyện dễ. Chúng tôi chờ đợi và hi vọng trong Hội nghị chuyên đề lần này chúng ta sẽ hợp tác, chia sẻ ý tưởng và học tập lẫn nhau nhiều điều bổ íchSử dụng theo hướng nào cho có hiệu quả ? Thật sự khó có câu trả lời thỏa đáng . Chúng tôi rút kinh nghiệm từ chính mình, từ dự giờ, từ tham khảo một số bài giảng qua các đợt bồi dưỡng chuyên môn để tìm hướng đi.

Trước đây, đa số chúng ta thường tiến hành giảng dạy theo mô hình trình chiếu một bài hoàn chỉnh . Qua những bài dạy đầu, chúng tôi đã nhìn thấy những bất ổn trong quan niệm về trình chiếu và thiết kế trình chiếu. GV thiết kế bài dạy theo kiểu “đóng khung kiến thức”, “đóng khung tiếp nhận”. Nghĩa là toàn bộ nội dung, tiến trình dạy học đã có sẵn trong các slides và giáo viên phụ thuộc hoàn toàn vào những gì đã chuẩn bị. Có giáo viên quan niệm trình chiếu để khỏi viết bảng; có giáo viên khi thiết kế bài giảng trên PowerPoint, Violet thì cố tìm những hiệu ứng “lạ”; phông nền “rực rỡ màu sắc”, chữ quá nhiều và nhỏ, trình chiếu lại nhanh khiến học sinh phải … “bó tay.com” ! Ngày trước, thỉnh thoảng mới học bằng trình chiếu, HS hứng thú vì lạ. Còn bây giờ, có buổi học đến 5 tiết bằng máy chiếu, học sinh làm sao không mỏi mắt nếu cách dạy biến màn hình thay bảng, thay nghe – ghi bằng nhìn – chép ?

Rút kinh nghiệm từ những tiết dạy thành công và thất bại, chúng tôi tạm hình dung tiết dạy bằng trình chiếu thành công phải hội tụ những yêu cầu cơ bản :

Thiết kế tiến trình bài giảng hợp lí, khoa học, chặt chẽ. Nội dung phải đựơc chọn lọc tinh gọn mà bao quát. Ngôn từ phải cô đọng, mang chất văn (tiết đọc văn). GV phải tập cho HS kỹ năng nghe – ghi (nghe ý kiến hay của bạn, của thầy), chứ không phải nhìn – chép. Chữ to, rõ . Những hình ảnh, âm thanh minh họa vừa đẹp, hay vừa phù hợp . Sử dụng màu sắc, hiệu ứng sống động nhưng hợp lí Kết hợp các phương pháp dạy học nhuần nhuyễn tổ chức, hướng dẫn việc học tập trên lớp nhẹ nhàng, học sinh họat động tích cực, có chất lượng, tiếp thu bài tốt Biết sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho giảng dạy Có được những trò chơi học tập hấp dẫn.Hiện nay, chúng tôi quan tâm nhiều đến hướng giảng dạy kết hợp trình chiếu với ghi bảng. Vấn đề là trình chiếu cái gì và ghi bảng cái gì ?Chúng tôi sử dụng máy chiếu trong một số trường hợp sau : Khi cần bổ sung tư liệu (hình và tiếng ) để giúp HS tiếp nhận trực quan, được tiếp xúc thêm tư liệu trong thời gian nhất định nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức Khi cần minh họa những tài liệu mà GV không thể chuyển tải bằng lời. Có khi chúng tôi trình chiếu những chi tiết, những câu thơ, những vấn đề cần tìm hiểu . Cũng có thầy cô cho rằng những chi tiết ấy, câu thơ ấy … có sẵn trong SGK cần gì phải trình chiếu. Theo tôi, hiệu quả của trường hợp này là lôi kéo được sự tập trung của HS . Trình chiếu đề cương bài dạy để học sinh chú ý khắc sâu những vấn đề cơ bản của bài học. Trình chiếu các bài tập trắc nghiệm khách quan Thiết kế các trò chơi học tập Chúng tôi cũng khuyến khích các em làm bài tập trên máy ở nhà và đưa đến trình chiếu trên lớp để cả lớp cùng đánh giá.Chúng tôi ghi bảng tiến trình tiết dạy. Ở đó có ý định hướng của GV và ghi nhận những ý kiến của HS, bổ sung vào định hướng những ý kiến giá trị. Điều này kích thích học sinh vì các em thấy những tìm tòi của mình có giá trị.Không dám nói là kinh nghiệm, nhưng chúng tôi thấy cách này có những hiệu quả sau : GV sử dụng máy móc để làm cho tiết học phong phú, sinh động chứ không lệ thuộc vào máy móc, dễ vận dụng các phương pháp dạy học tích cực Buổi học sinh động hơn, phong phú hơn khi không phải “đóng khung kiến thức”, “ đóng khung tiếp nhận”. Bởi lẽ đặc điểm của văn bản văn chương là tính đa nghĩa . Sự tiếp nhận văn chương mang nhiều dấu ấn cá nhân. Ghi nhận những ý kiến của HS, bổ sung vào định hướng những ý kiến giá trị sẽ kích thích hứng thú của học sinh vì các em thấy những tìm tòi của mình có giá trị, có ý nghĩa. Học sinh không phải cứ dán mắt lên màn hình, không hình thành thói quen nhìn – chép Giáo viên không quá mất thời gian tìm kiếm các hiệu ứng, phông chữ mà dành nhiều công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn tài liệu bổ sung .

Trên đây là những điều cơ bản mà chúng tôi sáng tỏ dần trên đường TÌM TÒI, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC.

Xin chúc hội nghị thành công tốt đẹp .

Chúc quí thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc .

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô .